Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết khi bị rối loạn nhịp tim

Ngày 02/11/2017
Kích thước chữ

Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc có triệu chứng như bỏ nhịp, hẫng hụt hay trống ngực thì bạn đang

Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc có triệu chứng như bỏ nhịp, hẫng hụt hay trống ngực thì bạn đang có dấu hiệu rối loạn nhip tim.

Rối loạn nhịp tim chậm là khi tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút, còn trên 100 nhịp ngay cả lúc nghỉ ngơi gọi là rối loạn nhịp tim nhanh. Khi nghỉ ngơi, tim đập chậm lại và đập nhanh hơn khi hoạt động. Một dạng khác thường gặp là ngoại tâm thu, hay gọi là cơn co thắt sớm có biểu hiện bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.

1. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Người có tiền sử bệnh tim

Những điều cần biết khi bị rối loạn nhịp tim Người có tiền sử bệnh tim mạch như bệnh mạch vành có khả năng bị rối loạn nhịp tim cao

Mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần và bơm đến 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và không ngừng nghỉ trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, đôi khi hiện tượng bị lỗi nhịp là chuyện bình thường. Nhưng với người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc rối loạn thần kinh tim, thì rối loạn nhịp tim lại là vấn đề nghiêm trọng.

Hoạt động của tim liên quan đến cơ tim, van tim và hệ thần kinh tim. Vì vậy, rối loạn nhịp tim chính là sự bất thường trong chuỗi hoạt động bình thường của tim, làm tim bơm máu không hiệu quả. Ở thể nhẹ, người bệnh có thể gặp tình trạng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi còn nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị choáng ngất, ngừng tim hay đột quỵ tim.

Có những rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân, nhưng phần lớn các trường hợp có liên quan đến tổn thương thực thể tại tim như đột quỵ tim, phẫu thuật tim, viêm cơ tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh. Một số bệnh làm gia tăng áp lực cho tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp cũng gây rối loạn nhịp tim.

Thuốc cảm cúm

Các thuốc ho, cảm cúm có chứa nhiều thành phần như paracetamol, phenylpropanolamin được phối hợp với chlopheniramin, hoặc dextromethorphan, codein hay một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra căn bệnh này. Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie – giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Khi rối loạn những chất này cũng tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim, rung nhĩ và loạn nhịp khác. Stress, thiếu ngủ, các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có gas, thuốc lá, rượu, đều có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan tới tim mạch. Dấu hiệu của tình trạng này bao gồm mệt mỏi, khó tập trung, rụng tóc, sút cân và mất ngủ. Rối loạn chức năng tuyến giáp còn khiến hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường, ví dụ bệnh tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp

Những điều cần biết khi bị rối loạn nhịp tim Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan tới tim mạch

2. Làm gì khi có triệu chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim được phát hiện qua thăm khám và được ghi lại bằng điện tâm đồ. Việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chuẩn xác. Biểu hiện rối loạn thường xuất hiện theo cơn có thể kéo dài một vài phút và không theo chu kỳ nhất định nên có khi tại thời điểm khám, nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Trong chế độ ăn uống bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm ảnh hưởng đến nhịp tim để hạn chế bệnh tiến triển.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, bạn nên đến gặp bác sĩ. Để cuộc thăm khám được chuẩn xác, bạn cần chuẩn bị một số nội dung như tìm hiểu những yêu cầu hạn chế ăn, uống trước khi đi khám, vì có liên quan đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu; viết ra các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm cả những tình huống tưởng chừng không liên quan đến rối loạn nhịp tim vì điều này giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn.

Bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ như về nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố làm triệu chứng nặng hơn; những xét nghiệm cần làm; chuẩn bị trước xét nghiệm; phương pháp trị bệnh thích hợp; thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất phù hợp; tái khám để sàng lọc bệnh tim…

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin