Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về chốc lở dạng phỏng

Ngày 25/06/2022
Kích thước chữ

Chốc lở dạng phỏng là một dạng bệnh nhiễm trùng trên da, thường gặp trong mùa hè nắng nóng, da tiết ra nhiều mồ hôi. Bệnh biểu hiện vết chốc như vết phỏng quang mũi, miệng, tay và chân. Bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ lây lan nhanh chóng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Chốc lở dạng phỏng là một dạng bệnh nhiễm trùng trên da, thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Đặc biệt vào thời tiết nóng ẩm của mùa hè rất dễ mắc bệnh vì phù hợp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bệnh có thể được điều trị nếu can thiệp càng sớm càng tốt. Do vậy, cần tìm hiểu về thông tin bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Thế nên, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Chốc lở dạng phỏng là gì? 

Chốc lở dạng phỏng là tình trạng da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Loại vi khuẩn này có thể là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hay tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).

Chốc lở dạng phỏng thường gặp nhất ở những người bị bệnh chàm, da bị nhiễm độc hay do côn trùng cắn có vết thương hở. Nguyên nhân vì những tổn thương có sẵn trên da đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng. 

Bệnh chốc lở này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy bệnh thường gặp nhất là trẻ em. 

Chốc lở dạng phỏng là gì? Chốc lở dạng phỏng là gì? 

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Sinh sống ở như tập trung dân cư đông đúc, chất lượng vệ sinh kém khiến vi khuẩn dễ lây lan.
  • Thời tiết nóng ẩm là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Cấu trúc da bị phá vỡ, hệ miễn dịch và hàng rào bảo vệ da không đủ sức chống lại vi khuẩn. 

Dấu hiện nhận biết chốc lở dạng phỏng

Chốc lở dạng phỏng được phân thành 2 dạng: Chốc lở có bọng nước và không có bọng nước. 

Trường hợp có bọng nước

Dấu hiện bọng nước là do tụ cầu khuẩn gây ra. Ban đầu trên da xuất hiện những nốt đỏ có kích thước khoảng 1cm rồi dần tạo thành bọng nước. Sau đó khô lại và nhăn nheo, xung quanh các vết có quầng đỏ. Bọng nước này rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ tiết ra dịch màu vàng nâu và đóng thành vảy. Đi kèm với bọng nước là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, có những trường hợp bị sốt nhẹ khi vết chốc lan rộng và biến chứng. Chốc bọng nước thường xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, chân, vùng da hở, da đầu. 

Trường hợp không có bọng nước

Cũng có triệu chứng tương tự như có bọng nước, điểm khác biệt là khi mụn vỡ ra không có dịch. Trường hợp không bọng nước là do liên cầu cầu gây ra.

Chốc lở dạng phỏng có nguy hiểm không?

Bệnh không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Đồng thời, nếu không được điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe:

  • Viêm mô bào: Đây là nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các mô dưới da. Nếu không kịp thời ngăn lại có thể lan đến các hạch bạch huyết và hệ tuần hoàn, thậm chí đe dọa tính mạng. 
  • Gây vấn đề ở thận: Vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể gây tổn thương thận
  • Sẹo, loét: bệnh có thể khỏi và không để lại sẹo nếu được điều trị tốt và thời gian sớm. Còn nếu càng kéo dài thời gian sẽ càng dẫn đến loét nặng và khả năng để lại sẹo cao. 
Chốc lở dạng phỏng có nguy hiểm không? Chốc lở dạng phỏng có nguy hiểm không?

Điều trị chốc lở dạng phỏng

Để nhanh thuyên giảm tình trạng và bệnh nhanh khỏi, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Dưới đây là một số thuốc dùng để điều trị chốc lở dạng phỏng:

  • Dùng thuốc bôi sát khuẩn: Thường được chỉ định là dung dịch thuốc màu Castellani. Thuốc giúp diệt khuẩn và nhanh chóng làm khô vết thương.
  • Dùng thuốc mỡ điều trị: Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc mỡ dạng kháng sinh, kháng khuẩn như acid fusidic, gentamycin, mupirocin,... Bệnh nhân dùng thuốc bôi phủ kín vết thương với liều vừa đủ và tuân theo theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Thuốc uống trong điều trị chốc lở bao gồm các loại thuốc tác động vào nhóm vi khuẩn Gr (+) như cloxacillin, oxacillin và nhóm kháng sinh cephalosporin. Khi dùng thuốc uống điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng mà phải theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian điều trị. 
Điều trị chốc lở Điều trị chốc lở 

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị chốc lở dạng phỏng

Trong quá trình điều trị chốc lở, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng tay chạm, sợ, gãi hay có bất kỳ tác động nào đến nốt mụn nước, mụn mủ.
  • Luôn giữ cho da khô thoáng và sạch sẽ
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có tính diệt khuẩn.
  • Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường. 
  • Bổ sung cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây, củ quả. 

Chốc lở dạng phỏng là bệnh ngoài da nên rất dễ phòng và điều trị. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan nhất là trẻ nhỏ. Chính vì thế, cần nhận biết thông tin để chủ động trong phòng ngừa cũng như chăm sóc bệnh nhân tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích cho mọi người. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin