Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về hội chứng Pancoast trong ung thư phổi

Ngày 11/03/2022
Kích thước chữ

Hội chứng Pancoast được biết đến như một thuật ngữ khác của bệnh ung thư phổi. Các khối u của tế bào Pancoast là loại tế bào hiếm, chiếm tỷ lệ dưới 5% tổng số ung thư phổi. Người bệnh mắc hội chứng Pancoast trong ung thư phổi nên có những phương pháp chữa trị kịp thời để bảo đảm và cải thiện sức khỏe.

Hội chứng Pancoast là một loại ung thư phổi có sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Có rất nhiều dấu hiệu để biết được rằng mình có đang mắc bệnh không như ho ra máu, mệt mỏi, giảm cân đột ngột,... Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng pancoast trong ung thư phổi qua bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng Pancoast (u đỉnh phổi) là gì?

Bệnh nhân mắc hội chứng Pancoast là do phải chịu sự tăng trưởng khối u ở đỉnh phổi xâm lấn làm rối loạn thần kinh cánh tay, dây thần kinh ngực thứ nhất, dây thần kinh ngực thế hai và dây thần kinh cổ số 8 gây ra các hội chứng lâm sàng cổ điển như đau cánh tay. Không chỉ vậy, hội chứng này còn phá hủy xương sườn thứ nhất và thứ hai.

Những điều cần biết về hội chứng Pancoast trong ung thư phổi 1

Hội chứng Pancoast trong u thư phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Pancoast trong ung thư phổi

Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng của hội chứng Pancoast với triệu chứng đi kèm với ung thư của các bộ phận khác ở phổi. Các dấu hiệu như ho, khó thở kiếm khi xuất hiện trong triệu chứng Pancoast.

Những điều cần biết về hội chứng Pancoast trong ung thư phổi 2

Đau nhức tay là một trong những dấu hiện phổ biến của hội chứng Pancoast trong ung thư phổi

Ngoài các dấu hiệu ung thư nói chung như mệt mỏi và giảm cân, khối u Pancoast còn gây áp lực lên dây thần kinh ở phần ngực trên, cánh tay, cổ và mặt, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng cụ thể như:

  • Xuất hiện tình trạng đau ở một số chỗ như vai, bả vai, cánh tay, khuyry tay, nách, vùng thượng đòn, chi trên, vùng ngực trên, cổ dưới,...
  • Sức lực của tay trở nên yếu hơn.
  • Bàn tay hoặc ngón bị ngứa ran.
  • Khi vận động thì cổ và vai thường bị đau.
  • Khớp vai bị cứng lại, hạn chế vận động.
  • Các cơn đau liên quan đến bệnh thường nghiêm trọng và không có dấu hiệu suy giảm. 

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Pancoast trong ung thư phổi?

Đỉnh phổi thường xuất hiện hội chứng Pancoast do có một khối u ác tính ở đó, tuy nhiên, chúng hiếm gặp và chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 5% tổng số bệnh ung thư phổi.

Không chỉ vậy, ngoài ung thư phổi ra thì các bệnh ác tính khác cũng có thể dẫn đến hội chứng Pancoast như ung thư vú, ung nguyên bào, ung thư trung biểu mô, ung thư cổ tử cung, đại tràng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến giáp hoặc u lympho.

Khi gặp các nguyên nhân trên, thì trường hợp không xảy ra hội chứng Pancoast là rất hiếm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xảy ra do viêm phổi vi khuẩn, bệnh lao, bệnh thủy đậu, nhiễm trùng cơ tim,...

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Pancoast trong ung thư phổi?

Có nhiều yếu tố độc hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hút thuốc lá liên tục
  • Tiếp xúc lâu hoặc trực tiếp với khói thuốc thụ động, amiăng và radon hoặc các chất dùng trong công nghiệp như vàng và niken.

Các biện pháp chẩn đoán hội chứng Pancoast trong ung thư phổi

Việc chẩn đoán hội chứng Pancoast không phải lúc nào cũng đúng do có thể gặp trở ngại vì một số dấu hiệu xuất hiện không rõ ràng của ung thư phổi. Vì vậy, bệnh nhân cần phải đến gặp các bác sĩ có chuyên môn trình độ cao để tham khảo ý kiến và nhận được những lời tư vấn đúng đắn về tình trạng của bệnh.

Những điều cần biết về hội chứng Pancoast trong ung thư phổi 3

Các biện pháp chẩn đoán hội chứng Pancoast để ngăn ngừa bệnh

Một số phương pháp chẩn đoán hội chứng Pancoast:

  • Chụp X-quang: Là phương pháp thông thường nhất và hay phải làm nhất khi có dấu hiệu về ung thư phổi nhằm phát hiện mô bất thường ở phía trên của phổi, xem xét được mức độ xâm lấn vào các xương sườn hoặc đốt sống. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là chỉ áp dụng được trong giai đoạn khối u đã tiến triển, còn trong giai đoạn đầu thì các khối u đỉnh phổi rất khó nhìn thấy trên phim chụp X-quang do bị bóng mờ.
  • Chụp cắt lớp CT: Chỉ có hiệu quả khi dùng phương pháp này nếu khối u đã đi vào thành ngực, dây thần kinh, khí quản, cột sống, mạch máu, vùng giữa phổi hoặc ống dẫn thức ăn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này thường được kết hợp với chụp CT để xem xét mức độ khối u xâm lấn vào các cơ quan khác.
  • Soi phế quản: Kiểm tra đường hô hấp của phổi.
  • Sinh thiết mô: Lấy một số tế bào của khối u để tiến hành kiểm tra.
  • Các xét nghiệm khác: Chụp cộng hưởng từ các vùng não, xương, chụp PET/CT và nội soi phổi để kiểm tra vùng giữa phổi, xem xét mức độ lây lan của khối u đến các bộ phận khác như não hoặc xương…

Các biện pháp điều trị hội chứng Pancoast trong ung thư phổi

Tùy vào tình trạng và mức độ sức khỏe của bệnh nhân thì sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau với mục đích để làm giảm đi các triệu chứng hoặc loại bỏ ung thư. Các phương pháp điều trị chung và thường tiến hành nhất như: Sử dụng thuốc giảm đau, phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị,...

Việc phẫu thuật các khối u đỉnh phổi nên được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm để tránh xảy ra trường hợp xấu cho bệnh nhân do việc phẫu thuật có thể liên quan đến loại bỏ toàn bộ phổi và các vùng mô lân cận.

Duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp sau để có thể ngăn ngừa hội chứng Pancoast:

  • Bỏ thuốc lá ngay khi còn có thể, đừng để bệnh nặng rồi mới bỏ thì lúc đấy cũng đã quá muộn rồi.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc lâu dài với khói thuốc, các yếu tố độc hại như amiăng và radon.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi, người già trên 55 tuổi, người đã và đang nghiện hút thuốc nên chủ động sàng lọc ung thư phổi định kỳ để sớm phát hiện ra ung thư giai đoạn đầu và ngăn ngừa sự phát triển của nó.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe cũng như tình trạng của bệnh hội chứng Pancoast trong ung thư phổi, hãy liên hệ ngay với số hotline của nhà thuốc Long Châu nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin