Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về nội soi phế quản sinh thiết

Ngày 01/03/2022
Kích thước chữ

Ngày nay, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mang lại nhiều thành tựu cho việc khám chữa bệnh. Trong số đó, công nghệ nội soi phế quản sinh thiết ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp. Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây.

Nội soi phế quản sinh thiết là thủ thuật kiểm tra bên trong phế quản bằng cách sử dụng ống soi đưa vào khí quản và phế quản của bệnh nhân. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát bên trong bề mặt phế quản giúp, lấy mẫu làm mô bệnh học để chẩn đoán, tiên lượng bệnh và xác định nguyên nhân của bệnh.

Nội soi phế quản sinh thiết là thủ thuật kiểm tra bên trong phế quản bằng cách sử dụng ống soi đưa vào khí quản và phế quản của bệnh nhân Nội soi phế quản sinh thiết là thủ thuật kiểm tra bên trong phế quản bằng cách sử dụng ống soi đưa vào khí quản và phế quản của bệnh nhân

Nội soi phế quản để làm gì?

Nội soi và sinh thiết phế quản là một kỹ thuật sử dụng một ống nội soi đưa vào khí quản hoặc phế quản để quan sát bên trong bề mặt của các ống phế quản. Bằng nội soi phế quản này, các tổn thương trong lòng phế quản được lấy ra để làm mô bệnh học cần thiết.

Y học hiện đại đã phát minh ra nhiều loại ống nội soi khác nhau, trong đó ống nội soi ống mềm và ống sinh thiết có những ưu điểm vượt trội. Nội soi phế quản và sinh thiết có tỷ lệ thành công trên 95% với rủi ro hoặc biến chứng là rất thấp.

Không chỉ vậy, nếu không thể quan sát rõ các tổn thương bằng các kỹ thuật như siêu âm, chụp X quang, chụp cắt lớp thì công nghệ này đã có những bước phát triển vượt bậc. Nội soi sinh thiết phế quản có thể quan sát rõ ràng và chi tiết các tổn thương trong lòng phế quản, đồng thời giúp theo dõi và kiểm tra chính xác các tổn thương của đường hô hấp.

Các biến chứng có thể gặp khi nội soi phế quản sinh thiết

Kỹ thuật nội soi và sinh thiết phế quản có tỷ lệ thành công trên 95%, rất hiếm gặp rủi ro hoặc biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng gặp một số biến chứng và rủi ro khi thực hiện kỹ thuật này như:

  • Người bệnh đã từng có dị ứng với thuốc mê.
  • Quá trình di chuyển ống soi phế quản có thể gây tổn thương niêm mạc phế quản của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân có thể bị chảy máu tại nơi sinh thiết phế quản.
  • Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng, xẹp phổi và tràn khí màng phổi, nhưng những biến chứng này rất hiếm xảy ra.
Bệnh nhân có nguy cơ bị tràn khí màng phổi khi nội soi phế quản sinh thiết Bệnh nhân có nguy cơ bị tràn khí màng phổi khi nội soi phế quản sinh thiết

Khi nào cần nội soi và sinh thiết phế quản?

Nội soi phế quản thường được yêu cầu ở những trường hợp sau:

  • Các trường hợp cần chẩn đoán ung thư phế quản, phổi, khí quản.
  • Cần phát hiện khối u lành tính trong đường thở và đánh giá sự phát triển khối u của bệnh nhân.
  • Nội soi và sinh thiết phế quản khi cần chẩn đoán viêm đường hô hấp, viêm phế quản, phổi, áp xe phổi, đường hô hấp có nhiều mủ,...
  • Để theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật phổi hoặc điều trị ung thư phế quản và khí quản.
  • Xác định nguyên nhân ho ra máu, ho kéo dài, tràn khí màng phổi và tràn dịch màng phổi, hẹp khí quản, khàn tiếng,...
  • Trường hợp xác định vị trí và theo dõi tổn thương sau khi mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.

Nội soi phế quản sinh thiết được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị cho Nội soi phế quản

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, được gây mê và thở oxy với tốc độ 2 đến 3 lít mỗi phút.

Bước 2: Thực hiện thủ thuật nội soi phế quản sinh thiết

Một ống nội soi được đưa sâu vào phế quản qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân. Sau đó, ống nội soi phế quản được di chuyển từ từ để xem đường thở và khi phát hiện thấy tổn thương, sinh thiết sẽ được thực hiện.

Sau khi lấy mẫu sinh thiết của bệnh nhân ra, cho vào lọ định hình có chứa dung dịch NaCl 0,9%. Khi đưa ống soi đến phế quản tận, bệnh nhân được gây mê lần cuối và ống soi tiếp tục di chuyển để quan sát.

Khi đưa ống soi đến phế quản tận, bệnh nhân được gây mê lần cuối và ống soi tiếp tục di chuyển để quan sát Khi đưa ống soi đến phế quản tận, bệnh nhân được gây mê lần cuối và ống soi tiếp tục di chuyển để quan sát

Bước 3: Kết thúc quy trình nội soi phế quản

Bác sĩ kiểm tra và từ từ rút ống nội soi ra khỏi phế quản của bệnh nhân.

Những trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản sinh thiết

Nội soi phế quản sinh thiết không áp dụng cho mọi đối tượng. Một số bệnh nhân không được phép nội soi phế quản, bao gồm:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực gần đây, huyết áp không ổn định hoặc tăng không kiểm soát được.
  • Bệnh nhân suy hô hấp, hen phế quản không kiểm soát, tràn khí màng phổi không thoát khí và có tiền sử tràn khí màng phổi trong vòng 1 tháng.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
  • Các trường hợp bệnh nhân bất hợp tác.

Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã thông tin đến bạn những điều cần biết về nội soi phế quản sinh thiết. Nội soi phế quản và sinh thiết là những kỹ thuật quan trọng để chẩn đoán các tổn thương đường hô hấp. Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần phối hợp bác sĩ để quá trình sinh thiết diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện thủ thuật này với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin