Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều nên biết về thủy đậu sau sinh

Ngày 22/03/2018
Kích thước chữ

Thủy đậu là một trong những bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách. Vậy các cha mẹ đã biết gì về thủy đậu sau sinh để từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời?

Thủy đậu là một trong những bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách. Vậy các cha mẹ đã biết gì về thủy đậu sau sinh để từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời?

1.  Nguyên nhân dẫn tới bé bị thủy đậu sau sinh

Do bẩm sinh:

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị bệnh thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, trẻ sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển. Trường hợp nguy hiểm hơn là mẹ bầu bị thủy đậu trong thời gian thai nghén 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20 thì thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển và sức khỏe. Có thể kể đến như các dị dạng về sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ hay nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.

Do chưa kịp tiêm chủng ngừa thủy đậu:

Khi bé vừa mới sinh sẽ được bác sĩ yêu cầu tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu, nhưng vì một số lí do bao gồm sức khỏe của bé không tốt, bé bị sốt, bị viêm phổi thì không thể tiêm phòng. Đây là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu sau sinh vì sức đề kháng yếu lại không được tiêm phòng.

Những điều nên biết về thủy đậu sau sinh 3

Thông thường, bé mới sinh sẽ được tiêm ngừa các bệnh trong đó có thủy đậu 

Do lây nhiễm:

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì con đường nhiễm bệnh thủy đậu chủ yếu là qua đường hô hấp và tiếp xúc với mụn thủy đậu. Với trẻ sơ sinh tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như là 24/24. Bởi vậy, khi mẹ gặp bất cứ loại bệnh gì không chỉ riêng bệnh thủy đậu thì đều rất dễ lây cho bé. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng bệnh thủy đậu, mẹ phải cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho con bú.

2.  Triệu chứng bệnh thủy đậu ở bé sơ sinh

Nổi phát ban đỏ, quấy khóc

Trẻ nổi phát ban đỏ, khó chịu, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc. Ban đầu sẽ xuất hiện nốt ban trên mặt, sau đó lan xuống bụng và phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban đỏ này, mụn nước sẽ dần hình thành, căng bóng. Số lượng mụn nước trên người trẻ sơ sinh ước tính khoảng 250-500 cái.

Những điều nên biết về thủy đậu sau sinh 2

Dấu hiệu ban đầu thủy đậu là bé quấy khóc, khó chịu và nổi ít ban đỏ

Sốt nhẹ tới sốt cao

Ban đầu bé sốt nhẹ rồi tăng dần ở những ngày đầu bị nhiễm virus. Thân nhiệt trẻ sơ sinh đo được lúc này khoảng 39-39,5 độ C.

Ngoài những dấu hiệu bệnh thủy đậu sau sinh trên, mẹ cũng nên lưu ý đến những triệu chứng tương tự như bệnh cúm, ho nhẹ, chảy nước mũi, thở khò khè, bé bú ít hoặc bỏ bú. Đây được xem là những triệu chứng bệnh thủy đậu rất dễ xuất hiện trước khi cơ thể bé phát ban khoảng  2-3 ngày.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thủy đậu như thế nào?

Việc chăm sóc bé bị mắc thủy đậu sau sinh thường khó hơn so với bé lớn. Vì vậy, cha mẹ đặc biệt phải chú ý đến phương pháp chăm sóc, điều trị cho con đúng cách:

  • Để con nằm nghỉ trong phòng sạch sẽ và tránh nơi đông người.
  • Luôn đeo bao tay và xoa phấn rôm, bột tan khắp người bé để giúp con giảm ngứa.
  • Khi tắm tránh những vị trí mụn thủy đậu để hạn chế tình trạng vỡ bọng nước.
  • Vẫn cho bé bú thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
  • Dùng dung dịch xanh methylen chấm vào vị trí mụn của bé bị thủy đậu sau sinh.
  • Cha mẹ có thể dùng thuốc chống ngứa như chlopheniramin theo chỉ định của bác sỹ chuyên môn.
  • Khi trẻ bị sốt, phụ huynh nên dùng acetaminophen. Tuyệt đối, không dùng aspirin hoặc thuốc có thành phần này, vì sẽ làm tổn thương não, gan và dẫn tới tử vong cho con.

Những điều nên biết về thủy đậu sau sinh 1

Cha mẹ nên bôi thuốc Methylen vào những nốt mụn cho bé

Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sau sinh ở trẻ tuy hiếm, nhưng cha mẹ cũng nên cẩn thận và lưu ý để phòng tránh bệnh cho bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị mắc bệnh thủy đậu thì nên đưa bé đi khám và có cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em theo chỉ định của bác sĩ.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin