Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều nên làm khi bị căng cơ

Ngày 11/11/2022
Kích thước chữ

Ở những người thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao hay lao động nặng thì tình trạng căng cơ đã không còn quá xa lạ. Cơ bị căng giãn quá mức gây sưng tấy, đau nhức rất khó chịu, cản trở sự hoạt động bình thường của cơ thể. Vậy nếu chẳng may bị căng cơ, bệnh nhân nên và không nên làm gì để đối phó với tình trạng này?

Căng cơ có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng hay gặp nhất vẫn là tại khu vực chân, tay, thắt lưng, vai và cổ. Đây là những vị trí cơ vận động thường xuyên nên nếu vận động thể chất, mang vác vật nặng quá mức, không đúng tư thế thì tình trạng căng cơ rất dễ xảy ra.

Các triệu chứng của căng cơ

Người bị căng cơ thường có các biểu hiện sau:

  • Vùng cơ bị căng sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ và gây đau nhức. Cơn đau diễn ra kể cả khi nghỉ ngơi. Khi vận động cơ hoặc khớp liên quan, cảm giác đau nhói sẽ rõ ràng hơn.
  • Gân và cơ yếu, bệnh nhân vận động kém linh hoạt hơn ở khu vực căng cơ.

Với những trường hợp căng cơ nhẹ, cơ có thể bị rách, kém linh hoạt và gây đau khi vận động nhưng người bệnh vẫn có thể dùng các cơ này. Ở những trường hợp nặng hơn, cơ bị rách nghiêm trọng sẽ gây đau dữ dội, cản trở hầu hết các cử động, người bệnh cần phải được hỗ trợ y tế kịp thời. Căng cơ nhẹ được chăm sóc tốt sẽ tự phục hồi sau vài tuần, tình trạng căng cơ nghiêm trọng hơn có thể mất tới vài tháng mới khỏi hẳn.

Những điều nên làm khi bị căng cơ 1

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng căng cơ

Nguyên nhân gây căng cơ

Tình trạng căng cơ có thể diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Sử dụng cơ bắp với cường độ nặng trong thời gian dài mà không có khoảng nghỉ ngơi hợp lý khiến các cơ bị căng giãn quá mức chịu đựng.
  • Không khởi động cẩn thận trước khi luyện tập thể thao hay vận động thể chất.
  • Một số người ít vận động, ăn uống không đủ chất nên cơ bắp yếu, thiếu độ mềm dẻo và linh hoạt.
  • Cử động lặp lại ở cùng một vị trí nhiều lần làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp. Chẳng hạn như những vận động viên chạy bộ luôn cử động phần đùi liên tục nên vùng cơ này rất dễ bị căng giãn, mất linh hoạt và gây đau nhức.
  • Mang vác vật nặng, thực hiện động tác ném sai tư thế cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến căng cơ vai, thắt lưng và cổ.
  • Căng thẳng, lo âu kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, làm rối loạn quá trình truyền tín hiệu từ não đến cơ, khiến giảm lưu thông máu tại vị trí này. Cơ bắp vận động không được bổ sung chất dinh dưỡng và oxy từ máu sẽ có nguy cơ bị căng cứng cao hơn.
  • Ngoài ra, nhiệt độ thấp, các cú ngã bất ngờ… cũng là những yếu tố khiến cơ bắp bị co cứng.

Những điều nên làm khi bị căng cơ 2

Tập luyện quá mức có thể gây căng cơ

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Nếu tình trạng căng cơ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự xử lý tại nhà như sau:

  • Ngừng vận động: Khi thấy các dấu hiệu của việc căng cơ, điều đầu tiên cần làm chính là dừng vận động để cơ bắp được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Chườm lạnh: Cách này đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Bạn không nên chườm trực tiếp đá lên vùng cơ bị căng mà dùng túi hoặc khăn vải bọc đá để chườm trong khoảng 15 phút mỗi lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chai xịt lạnh Frigofast Spray để làm giảm đau, cải thiện tình trạng sưng tấy của vị trí căng cơ. Chai xịt lạnh Frigofast Spray có thể làm lạnh tức thời, giảm đau nhanh chóng lại không chứa các chất độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
  • Băng bó vùng cơ bị căng để giảm sưng. Lưu ý chỉ băng bó vừa phải chứ không nên băng quá chặt, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
  • Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng sinh, thuốc corticoid để giảm tình trạng co cứng, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập luyện một số bài tập vật lý nhẹ nhàng để tăng hiệu quả, giảm căng cơ.

Những điều nên làm khi bị căng cơ 3

Chai xịt lạnh Frigofast Spray có thể làm lạnh tức thời, giảm đau nhanh chóng

Những việc nên tránh khi bị căng cơ

Khi bị căng cơ, bạn cần tránh thực hiện những việc sau:

  • Chườm nóng: Bệnh nhân bị căng cơ không nên chườm nóng vì nó có thể làm cơ bị xơ cứng thêm, mất tính đàn hồi và tăng nguy cơ chấn thương về sau. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng dầu hoặc rượu thoa lên da ở vị trí bị căng cơ để xoa bóp.
  • Vận động mạnh: Người bị căng cơ nên được nghỉ ngơi để nhanh phục hồi. Vì vậy, cần tránh các hoạt động thể, nhất là các môn thể thao có cường độ vận động cao. Đồng thời, sau khi tổn thương ở cơ đã phục hồi, bạn cũng nên cân nhắc, thay đổi cường độ, thời gian luyện tập để tránh tình trạng căng cơ tiếp diễn cũng như các biến chứng liên quan.

Những điều nên làm khi bị căng cơ 4

Thay đổi cường độ, thời gian luyện tập để tránh tình trạng căng cơ tiếp diễn

Căng cơ là vấn đề thường gặp, rất hay xảy ra ở những người phải vận động, làm việc với khối lượng và cường độ cao. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng nên biết cách ứng phó để làm giảm các cơn đau, hạn chế sự ảnh hưởng vận động. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn có thể bảo vệ tốt sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin