Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng cơ vai không chỉ là chấn thương xảy ra ở vận động viên. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể gặp chấn thương này trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, gây ra nhiều khó khăn và khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.
Tình trạng căng cơ bả vai tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng như rách cơ, đứt gân. Chính vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức xử lý chấn thương đúng cách, rút ngắn quá trình phục hồi. Dưới đây là những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu về cách chữa căng cơ vai mà bạn không nên bỏ qua, mời các bạn cùng tham khảo.
Căng cơ ở vai là tình trạng xuất hiện các cơn đau bên trong khớp vai khi cử động cánh tay hoặc vai. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có cảm giác ngứa ran, tê, yếu và có cảm giác khớp vai trật ra ngoài. Tùy vào vùng vai bị căng cơ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng vai bên trái khi bị căng cơ vai trái và đau nhức vùng bên phải khi bị căng cơ vai phải.
Vai là một khớp lồi cầu có cấu tạo gồm 3 xương chính: xương bả vai, xương đòn và đầu trên xương cánh tay. Các xương này liên kết với nhau được giữ vững nhờ các mô mềm như dây chằng, cơ, gân và bao khớp tạo thành một khối giúp khớp vai cử động linh hoạt từ trước ra sau khi cử động tròn và vươn dài.
Tuy nhiên, do các thói quen sinh hoạt sai tư thế, chấn thương, vận động vai quá mức lâu ngày có thể khiến vai bị tổn thương. Từ đó làm giảm hoặc mất khả năng vận động của khớp vai, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức gây viêm cơ, căng cơ kéo dài.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến vùng vai bị căng cơ mà bạn thường không chú ý đến:
Vai làm nhiệm vụ rất quan trọng giúp bạn nâng đỡ, mang vác các vật nặng. Do vậy việc thường xuyên mang vác nặng hay hoạt động vai quá mức chính là nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ vai. Trọng lực bị tập trung vào một phần vai, không được dàn đều mà sẽ tập trung vào một vị trí, dẫn tới vị trí này dễ bị tổn thương và có thể gây trật khớp vai.
Các hoạt động sai tư thế gây hiện tượng đau căng cơ như thường nằm nghiêng khi ngủ, dựa vai vào tường, mang vác quá sức,… Tất cả đều dẫn tới một số cơ vùng vai bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức. Tại đây các tế bào cơ này sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng, thiếu oxy gây hiện tượng đau nhức và căng cơ vai. Bên cạnh đó, việc đột ngột quay hoặc với tay lên quá tầm,… cũng là các vận động gây ảnh hưởng xấu tới vùng vai của bạn.
Việc thường xuyên bưng bê, mang vác vật nặng trên vai cũng là một lý do của đau mỏi vai gáy do cần sử dụng cánh tay hoặc khớp vai nhiều với một lực chống đỡ lớn. Bên cạnh đó, có nhiều người thường xuyên mang cặp hoặc đeo túi chéo lệch sang một bên vai. Hành động này có thể tạo áp lực lên lưng, vai cổ, làm cột sống bị trẹo sang một bên, gây nên tình trạng căng cơ vai.
Các chấn thương khi chơi thể thao, các tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt,… gây tổn thương xương, phần mềm hoặc ảnh hưởng đến dây chằng vùng vai gây căng cơ vai. Đơn cử như cách tập luyện thể thao không phù hợp hay thực hiện các động tác quá sức cũng có thể làm ảnh hưởng tới vùng này. Những tác động mạnh vào vùng cơ ở cổ và bả vai khiến các cơ co cứng cơ, gây đau cấp tính.
Khi bị căng cơ vùng vai các bạn cần có một số lưu ý sau:
Ngay khi vùng vai xuất hiện các cơn đau, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bằng các can thiệp y tế như X-quang, MRI, nội soi khớp… bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra cho bạn cách điều trị căng cơ vùng vai phù hợp.
Việc duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin và khoáng chất chính là cách giúp hệ cơ và xương khớp luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Ăn uống lành mạnh, đủ chất còn giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý xương khớp và loãng xương rất hiệu quả.
Khi bị căng cơ vai, bạn nên hạn chế vận động vai quá nhiều hay vận động đột ngột. Thay vào đó, bạn chỉ nên cử động vai nhẹ nhàng và nên dừng các động tác ở tầm vận động thấy đau. Ngoài ra nên đứng lên đi lại sau mỗi 1 giờ ngồi làm việc và massage nhẹ vùng cổ vai gáy để làm giảm dấu hiệu nhức mỏi hay đau nhức khớp vai.
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu về căng cơ vai và những điều mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn giảm thiểu những khó chịu do căng cơ vùng vai gây ra một cách nhanh chóng nhất.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.