Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bạn cần biết

Ngày 15/03/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng, trước tiên phải đến bệnh viện khám để chẩn đoán đề xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó các bác sĩ sẽ có hướng điều trị dứt điểm, kịp thời.

Chữa viêm da tiếp xúc dị ứng có khó không và những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng hiệu quả?

Biểu hiện của viêm da dị ứng

Đầu tiên, phải nắm được các dấu hiệu bệnh viêm da dị ứng bao gồm:

  • Ngứa: Ngứa từ nhẹ đến nặng, tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh;
  • Khô da: Đây là một biểu hiện dễ thấy của viêm da dị ứng tiếp xúc;
  • Ở trẻ nhỏ: Các tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như vùng cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, hoặc những vùng như mi mắt, có khi cả nếp gấp dưới mông, dưới tai, quanh miệng, bàn tay…
  • Còn với thiếu niên và người trưởng thành: Tổn thương thường xuất hiện chủ yếu ở mặt, bàn tay, mi mắt, cổ.
Những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bạn cần biết 1Triệu chứng viêm da biểu hiện bằng tổn thương da từ vừa đến nặng, ngứa, khô da, mẩn đỏ.

Những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bạn cần biết

Cách điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc đơn giản và hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da. Bao gồm các vật nuôi trong nhà, khói bụi, thức ăn gây dị ứng…

Còn khi đã áp dụng các biện pháp dự phòng như trên mà bệnh vẫn tiến triển và gây khó chịu thì có thể sử dụng các thuốc bôi da dưới đây

Thuốc giữ ẩm:

  • Việc điều trị giữ ẩm cho da là bước đầu tiên rất quan trọng khi điều trị viêm da dị ứng. Với thể dị ứng nhẹ, bạn nên chọn loại kem trung tính, không chứa chất thơm hay chất bảo quản.
  • Cách dùng: bôi thuốc lên các vùng da khô 1-2 lần mỗi ngày, theo tình trạng khô da. Tuy nhiên, kem dưỡng ẩm cho da thường có chứa dầu hạnh nhân, dầu lạc, vừng, hạt dẻ… có thể gây dị ứng cho da. Chính vì thế, trước khi bôi các loại kem giữ ẩm này hãy test xem trước nó có phù hợp với da của mình hay không.
Những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bạn cần biết 2Trước khi dùng kem giữ ẩm cho da viêm dị ứng phải kiểm tra xem có phù hợp làn da mình không trước.

Các corticoid bôi da

Nếu tình trạng viêm da dị ứng đã trầm trọng, bạn có thể phải sử dụng kem bôi da chứa corticoid. Đây là một trong những loại thuốc được kê đơn để chống viêm da khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát.

Các corticoid có tác dụng tại chỗ chống viêm, giảm ngứa được chia thành các nhóm: vừa (hydrocortison 1%, 2,5%; dexamethason 0,1%...), mạnh (betamethasone valerete 0,01%, 0,1%), rất mạnh (clobetasol propionat, diprolene). Ở người đã lớn tuổi thường dùng corticoid nhóm mạnh cho những thương tổn ở toàn thân.

Nhóm thuốc được chỉ định vừa sẽ cho các thương tổn ở mặt và/hoặc những thương tổn diện rộng. Nhóm rất mạnh chỉ được dùng trong thời gian ngắn, trên các mảng vùng thương tổn nhỏ và nhạy cảm với corticoid, để có tác dụng tức thời và nhanh.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Kem pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM) là thuốc ức chế đặc biệt hữu ích cho viêm da dị ứng tiếp xúc ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng vừa giúp điều hòa miễn dịch, vừa chống viêm. Đồng thời, nhóm thuốc bôi da này không làm mỏng da hoặc tạo ra các nguy cơ gây tổn thương trên da.

Những loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bạn cần biết 3Kem Elidel TM thuộc nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ giúp điều hòa miến dịch, chống viêm.

Chính vì vậy, thuốc bôi sẽ có tính điều hòa miễn dịch tại chỗ và biệt hữu ích cho tình trạng viêm da dị ứng ở vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục hoặc vùng nếp gấp cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng phụ ban đầu thường gặp là nóng rát, cảm giác nóng vùng da bôi hoặc ngứa châm chích.

Dung dịch sát trùng

Thuốc sát trùng cũng có tác dụng nhất định trong điều trị viêm da dị ứng nhiễm trùng, nhưng chú ý là nồng độ không quá cao và không gây kích ứng thêm trên da.

Các dung dịch sát trùng được sử dụng là kali permanganat, natri hypoclorit 6%. Nên pha chúng vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 phút. Còn với thuốc sát trùng khác bao gồm cetrimide, polynoxylin, chlorhexidine, povidone iodine, chloroxylenol, dibromopropamidine và triclosan thì khi dùng cần phối hợp với một chất làm mềm da.

Thuốc dùng toàn thân

Ngoài các thuốc bôi ngoài da kể trên thì với trường hợp nặng cần phải sử dụng thuốc toàn thân, sau khi các cách điều trị dị ứng tiếp xúc khác đã thất bại.

Thuốc Ciclosporin dùng trong điều trị ngắn hạn và tuyệt đối phải theo bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Thuốc kháng histamin đường uống trong điều trị viêm da dị ứng

Thuốc kháng histamin có tác dụng trong việc kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc, nhất là trường hợp bệnh nhân kè theo bị nổi mề đay đồng thời.

Loại thuốc kháng histamin thường chỉ định à loại không có tính an thần như cetirizine và thời gian sử dụng không nên kéo dài quá lâu.

Viêm da dị ứng tiếp xúc tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng lại tác động đến chất lượng sống của người mắc. Và khi điều trị cần kiên trì do bệnh rất dễ tái phát. Do đó, phải dùng thuốc đúng chỉ định, nếu không bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc. Do vậy, người bệnh cần đi khám đúng chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của phác đồ bác sĩ.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứngviêm da