Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những loại trà tốt cho sức khỏe: Bạn đã biết chưa?

Ngày 15/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mỗi loại trà sẽ có hương vị và những lợi ích về sức khỏe khác nhau. Biết thêm những kiến thức này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe của cơ thể và chất lượng cuộc sống lên đáng kể đấy! Hãy cùng bài viết sau đây khám phá những loại trà tốt cho sức khỏe của bạn nhé!

Đối với rất nhiều người, trà là thứ thức uống không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Vậy, liệu bạn đã biết những loại trà tốt cho sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu của bạn hay chưa?

Thời gian tốt nhất để uống trà là khi nào?

Rất nhiều người có xu hướng uống trà ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ thích, đặc biệt là những người trung niên và lớn tuổi. Tuy trà không chứa đường và chất béo như các loại đồ uống thông thường khác, nhưng các loại trà lại chứa lượng lớn caffeine bắt não bộ phải hoạt động trong tình trạng tỉnh táo. Sau đây là một số thời điểm vàng trong ngày mà bạn nên thưởng thức một tách trà thơm ngon:

Uống trà sau bữa ăn 30 - 60 phút

Uống trà ngay sau khi ăn sẽ có khả năng làm loãng dịch tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, hãy uống trà sau các bữa ăn khoảng 30 - 60 phút nhé! Một mẹo nhỏ rằng bạn có thể vắt thêm vào trà vài giọt nước cốt chanh để thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn và cực kỳ có lợi cho những người đang trong giai đoạn giảm cân đấy nhé!

Sau giấc ngủ buổi sáng và trưa

Trạng thái cơ thể sau khi thức dậy vào buổi sáng và sau giấc ngủ ngắn vào trưa là thời điểm cực kỳ thích hợp để thưởng thức một tách trà. Sau giấc ngủ đa số mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ và hoàn toàn không tỉnh táo. Dùng trà sẽ kích thích cơ thể khởi động tinh thần học tập và làm việc hiệu quả.

Những loại trà tốt cho sức khỏe: Bạn đã biết chưa? 1 Thời gian tốt nhất để thưởng thức một tách trà là khi nào?

Những loại trà tốt cho sức khỏe của bạn

Trà hoa Atiso đỏ

Trà hoa Atiso đỏ hay còn gọi là trà Hibiscus chính xác có nguyên liệu từ những bông hoa đỏ rực rỡ của cây Roselle. Vị của trà hoa Atiso đỏ sẽ có vị chua, ngọt thanh cực kỳ tươi mát.

Tất nhiên, bên cạnh hương vị gây thương nhớ, trà Hibiscus còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng quý. Đầu tiên, có thể kể đến đặc tính chống các loại virus trong các chủng cúm gia cầm. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu ống nghiệm. Mặc khác, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đưa ra kết luận uống trà Atiso đỏ có khả năng chống lại các virus như cúm.

Uống trà Hibiscus còn có thể tác động lên nồng độ lipid trong máu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại trà này có tác dụng tích cực đối với các đối tượng có triệu chứng huyết áp cao. Tuy nhiên, bạn nên dùng trà một cách có khoa học và đặc biệt là những người dùng hydrochlorothiazide nên tránh uống trà Atiso đỏ trong thời gian tác dụng của thuốc.

Trà bạc hà

Có thể bạn không biết rằng trà bạc hà là một trong các loại trà thảo mộc được tiêu dùng phổ biến nhất nhì thế giới. Điều khiến nhiều người tiếp cận và thưởng thức thường xuyên loại trà này chính là bởi vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng công dụng to lớn của trà bạc hà nằm ở lợi ích về hệ tiêu hóa. Không những vậy, loại trà này còn có khả năng giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó tiêu, đau dạ dày và buồn nôn. Các minh chứng về tác dụng của trà bạc hà như ngăn ngừa nguy cơ ung thư, đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus cũng được đưa ra. Đây là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe tự nhiên mà người người và nhà nhà nên thử.

Hồng trà Nam Phi

Hồng trà Nam Phi hay còn gọi là trà thảo mộc Rooibos có xuất xứ từ Nam Phi. Hồng trà lấy nguyên liệu chính của lá cây Rooibos hay cây bụi đỏ. Trong lịch sử, người Nam Phi cũng đã từng dùng nó vào mục đích y học. 

Một số công dụng của trà Nam Phi mà bạn nên quan tâm như có lợi cho sức khỏe của hệ xương khớp, hạ thấp các triệu chứng viêm và độc tính của tế bào, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hay giảm nồng độ cholesterol và chất béo LDL của máu xấu,...

Trà gừng sả

Nói đến những loại trà tốt cho sức khỏe của bạn, không thể không nhắc đến trà gừng sả. Không những vậy, đây còn là loại trà cực kỳ gần gũi với người dân Việt Nam vì những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm.

Trà gừng sả có hương vị cay, đắng và thơm nhẹ. Trong trà cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các loại bệnh tật. Ngoài ra, uống trà gừng sả thường xuyên còn kích thích hệ thống miễn dịch và chống viêm rất hiệu quả. Đây cũng được xem một bài thuốc tự nhiên cực hay dành cho các bạn nữ trong ngày đau kinh nguyệt. 

Những loại trà tốt cho sức khỏe: Bạn đã biết chưa? 2 Trà gừng sả mang đến vô số những lợi ích về sức khỏe tuyệt vời.

Trà gừng sả Premium Ladophar

Trà gừng sả Premium Ladophar đến từ thương hiệu Việt Nam uy tín. Đây là một sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe đồng thời làm thuyên giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường như sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu. Bên cạnh đó, khả năng làm ấm cơ thể mỗi khi cơ thể nhiễm lạnh do cảm thông thường sẽ giúp sức khỏe hồi phục nhanh hơn. 

Trà gừng sả Premium Ladophar sử dụng nguyên liệu gừng và sả tươi cùng công nghệ chế biến chuẩn hiện đại. Từ đó có thể giữ được những dưỡng chất giá trị có bên trong dược liệu. Đây chắc chắn là loại thức uống có thể xua tan đi mệt mỏi, khó chịu trong và sau quá trình mắc phải các căn bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường. 

Cách thức pha trà gừng sả Premium Ladophar cũng cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần sử dụng 150 - 200ml nước sôi và nhúng túi trà vào trong khoảng 3 - 5 phút là có thể thưởng thức ngay. Sản phẩm sẽ ngon hơn khi được uống nóng.

Những loại trà tốt cho sức khỏe: Bạn đã biết chưa? 3 Trà gừng sả Premium Ladophar giảm hiệu quả các triệu chứng cảm cúm thông thường.

Có rất nhiều loại trà có thể đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bạn và gia đình của bạn. Vậy nên hãy tìm hiểu và lựa chọn những loại trà tốt cho sức khỏe thực sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của bản thân nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm