Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phèn chua có độc không? Tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng phèn chua

Ngày 08/10/2023
Kích thước chữ

Phèn chua có độc không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Phèn chua hay còn gọi là muối sunfat kali nhôm, là một loại muối khoáng tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng hoặc trắng đục. Phèn chua có nhiều ứng dụng đa dạng trong đời sống hàng ngày và cả trong lĩnh vực sức khỏe con người.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thông tin liên quan đến phèn chua, cũng như trả lời cho thắc mắc phèn chua có độc không và cách sử dụng nó

Phèn chua là gì?

Phèn chua là muối sunfat kali nhôm (kali alum), được sản xuất bằng cách thêm kali sunfat vào dung dịch nhôm sunfat đậm đặc. Nó có dạng tinh thể màu trắng hoặc trắng đục, có kích thước và hình dạng không đều và tan nhanh trong nước. Khi nung nóng ở nhiệt độ cao, phèn chua có thể chuyển sang dạng xốp và nhẹ, được gọi là phàn phi hoặc khô phàn. Để biết phèn chua có độc không, các bạn hãy theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Phèn chua có độc không? Tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng phèn chua 1
Phèn chua có độc không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người

Những công dụng của phèn chua đối với sức khỏe và đời sống

Phèn chua có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày và lĩnh vực sức khỏe con người, bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị các vết loét và vết thương ngoài da: Phèn chua có khả năng sát trùng, giúp hỗ trợ việc chữa trị các vùng da bị loét hoặc viêm loét ở niêm mạc miệng. Nó giúp phục hồi các tế bào da bị tổn thương và ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus có hại.
  • Loại bỏ mùi hôi miệng: Do tính chất sát trùng của nó, phèn chua có khả năng khử mùi hôi miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng, giúp duy trì sức khỏe răng miệng.
  • Cầm máu: Một số nghiên cứu cho thấy phèn chua có tác dụng cầm máu đối với các vết thương hở, giúp kiểm soát chảy máu và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da: Nhờ khả năng ức chế vi khuẩn và kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da, phèn chua còn được sử dụng để điều trị bệnh nấm da.
  • Khử mùi cơ thể: Phèn chua chứa nhôm, một khoáng chất có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Do đó, nó cũng được sử dụng để khử mùi hôi miệng, hôi náchhôi chân.
  • Giảm nếp nhăn: Phèn chua có khả năng se da và giúp duy trì làn da căng bóng, đàn hồi và giảm nguy cơ hình thành các nếp nhăn.
  • Trị mụn nhọt và mụn trứng cá: Phèn chua có thể giúp ức chế vi khuẩn gây mụn, giúp làm dịu và giảm sưng viêm.
  • Giảm viêm nhiễm ở âm đạo: Được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo.
  • Giảm tiêu chảy: Phèn chua có khả năng hút ẩm, có thể được sử dụng để trị tiêu chảy.
  • Se khít lỗ chân lông: Phèn chua được biết đến có khả năng se khít lỗ chân lông.
Phèn chua có độc không? Tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng phèn chua 2
Phèn chua được sử dụng để khử mùi hôi miệng, nách và chân

Phèn chua có độc không và cách sử dụng

Phèn chua có gây ngộ độc không là thắc mắc cần được giải đáp. Các bạn có thể yên tâm vì phèn chua được coi là an toàn và ít gây kích ứng. Tuy nhiên, như bất kỳ sản phẩm nào, việc sử dụng phèn chua cần tuân theo hướng dẫn và tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dưới đây là một số cách thường gặp để sử dụng phèn chua:

  • Rửa mặt: Phèn chua có thể được sử dụng để rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và giảm viêm nhiễm.
  • Nước súc miệng: Hòa phèn chua với nước đun sôi để làm nước súc miệng hoặc thêm vào muối ăn để gia tăng tác dụng sát khuẩn và giảm mùi hôi miệng.
  • Mặt nạ da: Phèn chua tán bột mịn có thể trộn với lòng trắng trứng để làm mặt nạ da.
  • Massage da: Làm ướt phèn chua và massage nhẹ nhàng trên mặt để rửa sạch bụi bẩn và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa.
  • Trị vết thương: Với đường phèn dạng cục, có thể chà nhẹ lên vùng da xây xát hoặc vết thương hở để giảm tình trạng chảy máu.
  • Nước tắm: Pha phèn chua vào nước tắm để giúp giảm tăng tiết mồ hôi và giảm mùi cơ thể.
  • Lọc nước và ngâm rửa thực phẩm: Phèn chua có thể được sử dụng để lọc tạp chất trong nước và ngâm rửa thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn.
  • Chế biến thực phẩm: Đường phèn chua có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm để giảm vị đắng, tăng độ dẻo, trong và nở của món ăn.
Phèn chua có độc không? Tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng phèn chua 3
Phèn chua được coi là an toàn và ít gây kích ứng

Những cách sử dụng phèn chua để trị mùi hôi cơ thể hiệu quả nhất

Để trị mùi hôi cơ thể, các bạn có thể chưng cất phèn chua bằng cách đun nóng khoảng 60g phèn chua cho đến khi nó trở nên tơi xốp và mất nước. Sau đó, nghiền phèn chua thành bột mịn và lưu trữ trong một lọ thủy tinh. Mỗi lần sau khi tắm, bạn có thể thoa một ít bột phèn chua lên vùng da nách. Điều này sẽ giúp da dưới cánh tay mềm mại, khô ráo và không còn mùi hôi.

Một cách khác là kết hợp phèn chua với chanh. Cắt một quả chanh đôi và chà nửa quả lên vùng da dưới tay. Sau đó, đun nóng phèn chua cho đến khi nó trở thành màu trắng và chà nhẹ lên vùng bẹn dưới tay. Hãy thực hiện cách này 1-2 lần mỗi ngày để khử mùi hôi và làm cho da dưới cánh tay thông thoáng.

Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể sử dụng phèn chua kết hợp với rượu trắng. Đơn giản là trộn khoảng 10ml rượu trắng và 30g phèn chua, sau đó thêm một chút tinh dầu thơm theo sở thích của bạn. Mỗi khi ra ngoài, hãy thoa một ít hỗn hợp này lên vùng da nách để khử mùi hôi cơ thể.

Nếu bạn muốn có một giải pháp tự nhiên khác, bạn có thể kết hợp phèn chua với phấn rôm. Trộn bột phấn rôm trẻ em và bột phèn chua theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên vùng da dưới cánh tay sau khi đã làm sạch da. Hãy để hỗn hợp khô tự nhiên và sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Gừng cũng là một thành phần có khả năng ngăn cản sự phát triển của tuyến mồ hôi và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi. Bạn có thể sử dụng nước gừng để massage vùng da dưới cánh tay và sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Vậy, phèn chua có độc không? Phèn chua không có độc hại khi sử dụng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và không sử dụng quá mức khuyến nghị.

Xem thêm: Hạt táo có độc không và những lưu ý quan trọng khi ăn táo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin