Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ

Các bệnh lý về dạ dày hiện nay rất phổ biến và ngày càng gia tăng. Do đó việc người dân tùy ý sử dụng thuốc dẫn đến tình trạng bị dị ứng thuốc dạ dày cũng thường xuyên xảy ra. Để sử dụng thuốc dạ dày an toàn, hạn chế hệ lụy hãy cùng tham khảo bài viết này.

Những bệnh lý về dạ dày thường có quan hệ mật thiết với thói quen ăn uống, tâm lý đời sống, một phần nhỏ là do kích ứng khi dùng chung những thuốc khác. Do đó cần hiểu rõ an toàn sử dụng thuốc để giảm thiểu các nguy hại khi bị dị ứng thuốc dạ dày.

Nguyên nhân gây đau dạ dày và các bệnh lý thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày khiến cho người bệnh đau âm ỉ, cực kì khó chịu.

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 1

Những nguyên nhân thường gây ra bệnh lý về dạ dày

Các yếu tố gây đau dạ dày

Những người có thói quen hút thuốc lá, uống bia, rượu, thói quen ăn uống không khoa học, lối sống căng thẳng, stress… rất dễ làm cho dạ dày bị tổn thương.

Một số trường hợp bị kích ứng do quá trình điều trị có dùng chung những thuốc khác, dẫn đến tình trạng bị dị ứng thuốc dạ dày.

Các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến dạ dày, đặc biệt vi khuẩn Hp gây tình trạng loét dạ dày nghiêm trọng, khó điều trị.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Biểu hiện bệnh là niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị mài mòn dẫn đến viêm và loét. Người bệnh thường đau đớn khó chịu từng cơn, ợ chua, nóng rát dạ dày, chán ăn.

Tùy vào vị trị viêm, loét mà tên bệnh khác nhau như viêm tâm vị, loét hang vị

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 2

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản

Là hiện tượng thức ăn, dịch vị bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Người bệnh thường hay ợ chua, nóng rát thực quản, chất lượng cuộc sống bị giảm nhiều, để lâu không chữa còn có nguy cơ gây ung thư dạ dày thực quản.

Xuất huyết bao tử - xuất huyết dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương lâu ngày không điều trị khiến các vết loét trầm trọng hơn dẫn đến xuất huyết dạ dày. Sự chảy máu rất nhiều có thể gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.

Biểu hiện bệnh thường thấy là nôn ra máu, đi tiêu phân đen.

Bệnh dạ dày liên quan đến vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) ẩn mình trong bao tử, gặp điều kiện thuận lợi sẽ thức dậy tấn công gây ra những vết loét, lâu ngày dẫn đến ung thư dạ dày.

Để điều trị diệt trừ Hp cần có những phác đồ phù hợp, do đó sự kết hợp thuốc cần được chú trọng để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng thuốc dạ dày.

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 3

Vi khuẩn Hp (helicobacter pylori) gây loét dạ dày

Các thuốc thường dùng điều trị bệnh lý dạ dày

Các thuốc thường dùng điều trị dạ dày có thể kể đến như sau: 

  • Nhóm ức chế bơm proton (PPIs) gồm omeprazol, esomeprazol, rabeprazol, lansoprazol, pantoprazol.
  • Nhóm kháng acid (antacids) thành phần chứa nhôm, canxi, magie hydroxyd.
  • Nhóm ức chế thụ thể histamin H2 (kháng histamin H2) như ranitidin, cimetidin, famotidin, nizatidin.
  • Nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày gồm bismuth, misoprotol, sucralfat.
  • Một số kháng sinh có công dụng trong điều trị diệt trừ vi khuẩn Hp.

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 4

Sử dụng kháng sinh hợp lý giảm nguy cơ gây dị ứng thuốc dạ dày trong điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp

Biểu hiện, dấu hiệu của dị ứng thuốc dạ dày

Bệnh lý dạ dày thường chỉ định kết hợp nhiều thuốc điều trị. Cũng như những loại thuốc tây khác, tình trạng dị ứng thuốc dạ dày vẫn xảy ra ở một số đối tượng và có những biểu hiện như:

  • Nổi mẩn đỏ, ban đỏ, mề đay, phù nề.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
  • Tiêu chảy, ngứa ngáy.
  • Khó thở, sưng vùng mặt, lưỡi, môi.
  • Buồn nôn, nôn, tụt huyết áp nhanh, mạch nhanh, tim nhanh.
  • Co thắt cơ trơn gây đau thắt bụng…

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 5

Nổi mẩn ngứa là dấu hiệu thường gặp khi bị dị ứng thuốc dạ dày

Bị dị ứng thuốc dạ dày cần phải làm gì?

Trong quá trình điều trị, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy bất kì dấu hiệu dị ứng thuốc dạ dày, cần xử lý như sau:

  • Dừng ngay các thuốc nghi ngờ là nguyên nhân dị ứng, nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và theo dõi.
  • Với những dấu hiệu dị ứng thuốc dạ dày nhẹ như nổi ban đỏ, mẩn ngứa có thể dùng thuốc chống dị ứng để điều trị triệu chứng.
  • Trường hợp dị ứng nặng gây khó thở, tức ngực, rối loạn tiêu hóa cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
  • Mỗi người dân cần ghi nhớ riêng cho mình những thuốc gây dị ứng, để hạn chế kịp thời những nguy hiểm trong quá trình điều trị và dùng thuốc.

Phòng ngừa dị ứng thuốc dạ dày cần lưu ý điều gì?

Đa số sự dị ứng thuốc nói chung và dị ứng thuốc dạ dày nói riêng đều xảy ra trầm trọng hơn ở những lần dùng thuốc tiếp theo. Cách tốt nhất để phòng dị ứng là ghi nhớ các thuốc cũng như những yếu tố nguy cơ gây mẫn cảm để tránh bị kích ứng. 

Dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách theo toa điều trị của bác sĩ.

Không tự ý thay thế thuốc nhằm tránh nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc dạ dày.

Thông báo cho nhân viên y tế biết tiền sử dị ứng thuốc dạ dày của bản thân.

Những lưu ý khi bị dị ứng thuốc dạ dày 6

Phòng ngừa bệnh lý dạ dày là một trong những cách hạn chế dị ứng thuốc dạ dày

Một trong những cách hạn chế dị ứng thuốc dạ dày đó là phòng tránh tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh dạ dày như giảm tần suất thức khuya, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, duy trì tâm lý tích cực, vui vẻ, thoải mái, kiểm soát sự lo âu căng thẳng của bản thân. Không lạm dụng các loại thuốc tây. Ăn uống khoa học, hạn chế đồ uống có gas, dùng nhiều thực phẩm có tính tốt cho dạ dày. Vận động thể thao nâng cao sức đề kháng.

Mai Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin