Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với mỗi trường hợp và nguyên nhân khác nhau, cách điều trị bệnh khó ngủ, mất ngủ cũng nên áp dụng theo những phương pháp khác nhau. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng chứ
Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng chứ không còn chỉ là bệnh lý của người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thì có rất nhiều. Nhiều trường hợp bệnh khó ngủ đến là do những áp lực, gánh nặng và vấn đề tâm lý, cũng có những trường hợp người ta mất ngủ do sử dụng quá nhiều chất kích thích hay môi trường ngủ không thoải mái.
Thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến việc sử dụng những loại thuốc có tác dụng an thần, kích thích giấc ngủ. Tuy nhiên mất ngủ thường mãn tính kéo dài mà những loại thuốc này dùng lâu lại gây những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Vì vậy mà từ xưa đến nay, người Việt Nam thường chữa mất ngủ bằng bài thuốc tự nhiên hay mẹo dân gian lành tính và an toàn hơn.
Bài viết này đề cập đến 3 mẹo chữa bệnh khó ngủ công hiệu được áp dụng với 3 loại mất ngủ bởi những nguyên nhân khác nhau.
Đối với chứng khó ngủ, mất ngủ do áp lực căng thẳng, tỏi là một nguyên liệu có công hiệu cực kỳ tốt. Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, bạn lấy 2 – 4 tép tỏi giã nát bọc vào một miếng vải mỏng sau đó dãn vào huyệt dũng tuyền (gan bàn chân). Biện pháp này có thể kích thích giấc ngủ ngay tức thì, nên sau khi tháo tỏi và rửa chân bạn nên lên giường và sẵn sàng cho giấc ngủ của mình.
Với phương pháp này thông thường càng lưu được tỏi lại lâu thì tác dụng chữa bệnh mất ngủ càng cao. Tuy nhiên tỏi có thể gây kích ứng da, đối với những người có làn da nhạy cảm thì nên cẩn trọng rút ngắn thời gian dán. Có người có thể lưu tỏi lại khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng có những người chỉ được khoảng 30 phút.
Nhiều người luôn có một bàn chân lạnh dù là vào mùa đông hay mùa hè. Lạnh ở đây tức là lạnh hơn so với thân nhiệt trung bình toàn cơ thể. Bàn chân bị lạnh chính là một nguyên nhân rất phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Để bàn chân ấm lên, phương pháp được gợi ý là ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.
Bạn đun nước ấm khoảng 40 độ C sau đó ngâm hai bàn chân vào đó, có thể thêm một chút muối hạt và vài lát gừng tươi để tăng thêm tác dụng. Tuy nhiên nên lưu ý, cách làm này chống chỉ định đối với những bệnh nhân tiểu đường hoặc những người bị ra mồ hôi nhiều khi ngâm chân.
Dù hơi khó tin nhưng việc bạn ngồi một chỗ cả ngày cơ thể ít được vận động cũng có thể gây cản trở giấc ngủ và ban đêm. Những người này nên chú ý xoa bóp chân trước khi đi ngủ.
Vào buổi tối nên vận động cơ thể nhẹ nhàng bằng bài tập đơn giản như chà hai chân vào nhau trong khoảng 20 phút, bạn sẽ ngủ ngon hơn mà hoàn toàn không cần một liều thuốc ngủ nào.
Ngoài ra lời khuyên cho những người hay mất ngủ là nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, tránh uống đồ uống có cồn, caffeine hay hút thuốc lá vào buổi tối. Những người thường xuyên gặp tình trạng giấc ngủ kém có thể tham khảo bài thuốc trị mất ngủ kinh niên từ gừng rất hiệu quả.
Linh Đan
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.