Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ bị chốc lở ở chân

Ngày 30/07/2022
Kích thước chữ

Trẻ bị chốc lở ở chân do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc tìm hiểu, nắm bắt được các nguyên nhân này sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chốc lở là một trong những căn bệnh nhiễm trùng da, rất dễ lây lan, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu mức độ nguy hiểm khi trẻ bị chốc lở ở chân.

Các triệu chứng khi trẻ bị chốc lở ở chân 

Hiện tượng đầu tiên khi trẻ bị chốc lở ở chân là xuất hiện các vết loét đỏ hoặc mụn nước trên bề mặt da. Sau đó, các vết mụn sẽ nhanh chóng vỡ ra, hình thành những mảng da có màu nâu vàng, sần sùi.

Hiện nay, bệnh chốc lở ở trẻ được chia làm hai loại chính:

  • Bệnh chốc lở không có bọng nước: Đây là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng 70% trong tổng số trường hợp mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng đầu tiên là các nốt sần đỏ, gây cảm giác ngứa ngày khó chịu. 
  • Bệnh chốc lở có bọng nước: Tình trạng này nặng hơn so với chốc lở không bọng nước. Khi phát triển bệnh, da của trẻ sẽ xuất hiện các bóng nước lớn màu trong, sau đó chuyển thành nước mủ màu vàng hoặc trắng ngà. Sau khi bọng nước vỡ ra, sẽ hình thành các vết loét màu vàng, đóng vảy.
Những nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ bị chốc lở ở chân 1 Chốc lở ở chân

Bệnh chốc lở khiến bé có các triệu chứng như:

  • Những vết loét lan rộng ra khắp cánh tay, chân, mặt… trong thời gian ngắn.
  • Bệnh chốc lở nếu bước vào giai đoạn nặng, có thể sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng cấp. Gây nên một số hiện tượng như: Sốt, phát ban, chán ăn, quấy khóc…
  • Các vết loét sau khi khô, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị chốc lở ở chân 

Chốc là tình trạng nhiễm trùng da, gây ra bởi các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc strep. Những vi khuẩn này khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua những vết xước bề mặt, vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc phát ban.

Những vi khuẩn này còn có thể di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác, nếu trẻ vô tình chạm vào các vết loét hoặc những vật dụng thường ngày như: Khăn, quần áo, khăn trải giường... của người bị bệnh.

Bên cạnh đó, còn do một số nguyên nhân sau:

  • Môi trường ẩm ướt: Môi trường ẩm ướt tụ họp nhiều bào tử của vi khuẩn gây hại. Vì thế, khi trẻ sống hoặc vui chơi ở môi trường này, sẽ có nguy có mắc phải các bệnh như: Chốc lở, nhiễm nấm, nhiễm trùng da…
Những nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ bị chốc lở ở chân 2 Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Tình trạng suy yếu hệ miễn dịch khi trẻ đang ốm, cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các vi khuẩn tụ cầu gây hại. Hình thành các vết loét trên da, hay còn gọi là bệnh chốc lở.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh chốc lở phát triển từ các bệnh lý khác như: chàm, viêm da, nấm, thủy đậu, mụn rộp… 
  • Do côn trùng, đặc biệt là loài muỗ: Khi bị muỗi đốt, ngoài việc đứng trước nguy cơ bị sốt rét, trẻ còn có thể bị mắc các bệnh như: nấm, chốc lở, viêm da…
  • Trầy xước: Bệnh chốc lở phát triển thông qua các vết xước khi trẻ chơi thể thao có tính va chạm như bóng đá, bóng rổ…

Trẻ bị chốc lở ở chân có nguy hiểm không?

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng viêm, hoặc nhiễm trùng da. Đây là căn bệnh dễ lây lan với nguyên nhân chính là do các vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hoặcStreptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn) xâm nhập thông qua một số vết trầy xước trên biểu bì da của trẻ.

Hầu hết bệnh chốc lở không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Các vết loét đều ở dạng nhiễm trùng nhẹ và thường lành nhanh chóng mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không có các phương pháp điều trị kịp thời, bệnh chốc có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Các vi khuẩn gây hại sẽ tác động lên các mô bên dưới da hoặc nặng hơn có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu. Bệnh viêm mô tế bào nếu không được điều trị kịp thời, có thể phát triển nhanh chóng. Thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Một số bệnh liên quan đến thận

Vi khuẩn tụ cầu nếu xâm nhập sâu vào máu, sẽ làm tê liệt một số chức năng của thận. Gây các bệnh như suy thận, rối loạn tuyến nước tiểu…

Các cách phòng ngừa bệnh chốc lở ở trẻ em

Để ngăn ngừa tối đa sự phát triển của bệnh chốc lở ở trẻ, các bậc phụ huynh cần làm lưu ý những việc sau:

  • Thường xuyên vệ sinh các vết chốc: Vệ sinh các khu vực bị ảnh hưởng một cách nhẹ nhàng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước sạch. Sau đó, bôi thêm thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị giúp vết loét mau lành, rồi dùng gạc băng lại.
Những nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ bị chốc lở ở chân 3 Vệ sinh sạch sẽ không gian sinh sống của bé và cả gia đình
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực sống của trẻ: Hạn chế việc dùng chung các vật dụng cá nhân của trẻ. Giặt quần áo, khăn trải giường, khăn tắm hàng ngày để tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn.
  • Nên vệ sinh tay, và đeo găng tay trước khi bôi thuốc mỡ kháng sinh cho trẻ. 
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên để tránh tình trạng trầy xước do gãi hoặc cào.
  • Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ, nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. 

Trên đây là những thông tin cung cấp về tình trạng trẻ bị chốc lở ở chân. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu thêm về bệnh chốc lở ở trẻ em. Để từ đó, có những phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất cho con trẻ nhé. 

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin