Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp ở nữ

Ngày 11/08/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau này do đâu? Cấu tạo cơ thể của phụ nữ càng tạo điều

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau này do đâu?

Cấu tạo cơ thể của phụ nữ càng tạo điều kiện xuất hiện nhiều các triệu chứng đau bụng, bởi đây là nơi tập trung các cơ quan sinh sản (phần phụ) của nữ giới. Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng đau bụng dưới là đau phần phụ này, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể có với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.

Có rất nhiều yếu tố gây các cơn đau bụng dưới ở nữ. Để tìm ra nguyên nhân, người bệnh cần chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, mức độ) và thời điểm xuất hiện cơn đau.

1. Các cơn đau bụng dưới liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đau bụng kinh xuất hiện do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai theo đơn của bác sĩ.

Những nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp ở nữ 1 Cơn đau bụng dưới khó chịu mỗi tháng của các bạn nữ

Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, đây là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau. Nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.

Đau xuất hiện trước khi hành kinh: Là một dấu hiệu của “hội chứng trước kỳ kinh”. Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron, một hoóc môn có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi có ở những người không có khả năng sinh đẻ.

Những nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp ở nữ 3 Nếu sau hành kinh vẫn đau thì rất có thể đó là bệnh lạc nội mạc tử cung

2. Các trường hợp đặc biệt cần chú ý

Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do quan hệ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậu sau trên). Đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa.

Do vị trí bất thường của ruột thừa mà khi viêm ruột thừa, bệnh nhân sẽ lại thấy đau ở bụng dưới, và nhiều khi tưởng là đau ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cần chú ý là viêm ruột thừa gây đau đột ngột, có tính chất đặc biệt là tăng nhạy cảm đau, khi sờ vào sẽ càng đau thêm, có thể kèm theo sốt, táo bón hay tiêu chảy nhẹ; không có dấu hiệu về tiết niệu hoặc phụ khoa. Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, khi nghi ngờ cần đi khám bệnh ngay.

Những nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp ở nữ 2 Nên khám phụ khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau bụng dưới

Để điều trị không muộn các trường hợp đau bụng dưới khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.

Phong

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau bụng kinh