Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệt dây thanh quản khiến bệnh nhân không thể thực hiện chức năng nói và bảo vệ đường thở. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh để có thể phòng tránh kịp thời.
Liệt dây thanh quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì thế ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Liệt dây thanh quản là trường hợp các xung thần kinh não truyền tín hiệu từ não đến thanh quản bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến khả năng nói và thậm chí thở, đồng thời làm tăng nguy cơ đường thở bị tổn thương là thanh quản không thể thực hiện được các chức năng như ngăn chặn thức ăn, đồ uống và thậm chí nước bọt xâm nhập vào khí quản và giúp bạn không bị nghẹn. Và việc chấn thương dẫn đến phẫu thuật dây thanh quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị liệt cơ dây thanh quản.
Thông thường bệnh nhân mắc bệnh polyp thanh quản sẽ được nội soi thanh quản để loại bỏ polyp, được thực hiện bằng cách các thiết bị nội soi và dụng cụ y tế chuyên dụng để trực tiếp bóc tách và cắt bỏ khối polyp xuất hiện trên dây thanh. Tuy nhiên nếu ca phẫu thuật không thành công có thể gây chấn thương dây thanh quản từ đó khiến bạn bị liệt dây thanh quản.
Thanh quản được bảo vệ bởi xương hàm dưới, xương ức, độ cong của cổ, vì thế nếu cơ thể xuất hiện những chấn thương ở cổ hoặc ngực sẽ khiến dây thanh quản bị chèn ép giữa 1 vật thể gây thương tổn và cột sống cổ, từ đó gây nên những chấn thương dây thanh quản. Vì thế khi có bất kì chấn thương vùng cổ trước nên được thăm khám để tìm hiểu về những thương tổn ở dây thanh quản để có phương pháp điều trị kịp thời.
Đột quỵ hay còn gọi là biến mạch máu não có thể làm cho những mạch máu bị vỡ, dẫn đến khả năng ngôn ngữ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ làm vỡ mạch máu dây thanh quản gây tổn thương cục bộ ở dây thanh quản. Ngoài ra đột quỵ có thể làm cản trở dòng chảy máu đến não, khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch gây ra chứng nghẽn mạch máu làm tổn thương những khu vực não truyền tín hiệu đến thanh quản.
Bệnh u nhú ở dây thanh quản gây viêm thanh quản là tình trạng các khối u phát triển quanh cơ gây tổn thương dây thanh quản và khí quản. Nếu chúng là những u lành tính ở thanh quản thì chúng ta gọi là bệnh u nhú, tuy nhiên nếu đó là u ác tính thì có thể chuyển biến thành ung thư dây thanh quản. Các khối u ngày hình thành do việc sản sinh các gai nhú dưới lớp biểu mô và trong một số điều kiện có thể phát triển thành một khối sùi trên bề mặt. Đây là bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em và có thể gây liệt dây thanh quản nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Lyme được gây ra bởi một loại xoắn khuẩn do lây truyền từ động vật sang người do ve đốt. Một trong những biểu hiện của bệnh Lyme là gây đau rát họng dữ dội, từ đó gây tổn thương dây thanh quản và nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như liệt dây thanh quản
Những bằng chứng cho thấy những virus Herpes, HPV có thể gây liệt dây thanh quản chưa rõ ràng, tuy nhiên sự tấn công của những virus này có thể gây nên những tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như tử cung, âm đạo, vì chúng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc thân mật, từ đó gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong vòm họng.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất của bệnh liệt thanh quản là khàn tiếng, lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt, dần dần xuất hiện liên tục nếu bệnh nhân không chú ý điều trị tích cực.
Ngoài khàn tiếng, người bệnh có thể bị hụt hơi, ho khan hoặc khó thở trong những trường hợp dây thanh quản bị tổn thương do dị vật hoặc xuất hiện các ổ u nhú polyp.
Những người có nguy cơ mắc bệnh liệt dây thanh quản có thể là những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, bán hàng. Việc hoạt động dây thanh quản liên tục có thể gây tổn thương và không thể tự khỏi, lâu dần gây mất tiếng.
Sau một thời gian mắc bệnh người bệnh sẽ bị đổi giọng, khó nuốt, nuốt đau ở vùng cổ trước.
Với những bệnh nhân mắc bệnh u nhú khiến khối u chèn lên dây thanh quản thì mức độ khàn tiếng sẽ tăng dần từ từ tùy theo độ lớn của khối u, đến thời điểm chúng phát triển nhiều dẫn tới hẹp thanh môn có thể gây bội nhiễm, lan xuống khí quản, phế quản từ đó gây mất tiếng hẳn.
Những chấn thương nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu, tím bầm vùng cổ khiến người bệnh thường xuyên khạc ra máu, đau rất dữ dội vùng thanh quản và tụ máu phù nề da bên ngoài.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm như thanh quản thì khi có những triệu chứng đầu tiên người bệnh nên đến bác sĩ để được soi thanh quản bằng ống mềm, từ đó đánh giá những tổn thương mô mềm để xác định hướng điều trị thích hợp.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.