Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cận thị khiến trẻ không nhìn rõ các vật ở xa, gây mỏi mắt, đau đầu, từ đó làm giảm sút kết quả học tập và chất lượng sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Cận thị nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ tăng độ, làm tình trạng cận thị ngày một nặng hơn, võng mạc mắt mỏng đi.
Cận thị học đường là tình trạng đáng báo động hiện nay với số trẻ em mắc tật khúc xạ này ngày càng nhiều. Trẻ em thường chưa biết cách chăm sóc tốt cho bản thân, ít chú tâm đến sức khỏe nên mắt rất dễ tăng độ cận. Bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết các nguyên nhân khiến mắt cận tăng độ nhanh, từ đó có những biện pháp giúp trẻ phòng tránh hiệu quả.
Trẻ em bị cận nếu đeo kính không đúng với độ cận thực tế, dù cao hơn hay thấp hơn thì mắt cũng phải điều tiết để bù cho phần bị thiếu hụt, từ đó làm độ cận của mắt trẻ tăng nhanh hơn.
Không những vậy, việc đeo kính cận không đúng độ cũng làm trẻ dễ bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi mắt và làm giảm chất lượng học tập, sinh hoạt của con trẻ.
Nhiều người cho rằng, trẻ bị cận thị chỉ cần đeo kính là đủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến mắt trẻ và khiến trẻ bị tăng độ.
Một giải pháp chăm sóc mắt cận, giúp làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em là dùng dung dịch nhỏ mắt chuyên dụng. Dung dịch nhỏ mắt Tropine có chứa Atropine sulfate 0,01% giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển nặng của tật cận thị cũng như tốc độ tăng chiều dài trục nhãn cầu. Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, an toàn cho trẻ tử 6 tuổi nên đảm bảo an toàn và tiện lợi khi sử dụng cho trẻ.
Mắt cận, bé đeo kính đúng độ thì nguy cơ tình trạng cận thị trở nên nặng hơn vẫn có thể xảy ra nếu chăm sóc mắt không đúng cách. Trẻ em ngày nay tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… từ rất sớm. Sử dụng các thiết bị này trong thời gian dài, thiếu kiểm soát có thể khiến mắt bé tăng độ rất nhanh, dễ gặp phải các bệnh liên quan đến rối loạn thị giác.
Ngoài ra, một số dấu hiệu của việc mắt chịu nhiều áp lực như mắt mỏi, khô đau nhức đầu, nhìn mờ, chói mắt, hay chảy nước mắt, mỏi vai, mỏi cổ… Phụ huynh có thể hướng dẫn bé quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút xem điện thoại thì nhìn xa 20 feet (khoảng 6,1m) trong vòng 20 giây để mắt trẻ được nghỉ ngơi hợp lý.
Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần là điều mà bất kì ai bị cận thị cũng nên thực hiện. Tuy nhiên, đa số trường hợp mọi người sẽ không chủ động đi khám mắt khi đến lịch nếu như mắt không có dấu hiệu đau nhức, mờ, chảy nước mắt… Thực tế, nếu mắt xuất hiện những triệu chứng này thì tình trạng cận thị đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt theo lịch để bác sĩ kiểm tra độ cận, thay kính kịp thời cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về mắt khác.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên cận thị ở trẻ nhỏ chính là thói quen cuối sát người khi học tập hay xem điện thoại, máy tính. Đặt mắt ở vị trí càng gần vật thể thì mắt cần phải điều tiết nhiều hơn, mắt nhanh mỏi và độ cận cũng sẽ tăng nhanh hơn. Bố mẹ nên nhắc nhở con ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách hợp lý khi học tập hay xem tivi, điện thoại để bảo vệ đôi mắt của trẻ.
Nguyên nhân khiến mắt trẻ em nhanh bị tăng độ không chỉ đến từ những tác nhân bên ngoài mà còn thể xuất phát từ chính chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ. Phụ huynh nên xây dựng thực đơn có chứa các dưỡng chất dưới đây để tăng cường thị lực cho trẻ:
Tia UV trong ánh nắng mặt trời nếu chiếu thẳng vào mắt sẽ rất có hại. Vì thế, không chỉ kính cận, bạn nên cho trẻ đeo kính râm khi ra đường vào những ngày trời nắng để tránh ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Ngoài việc có thể làm tăng độ cận cho mắt, tia UV trong ánh nắng mặt trời cũng có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm về mắt khác như đục thủy tinh thể, lão hóa sớm, ung thư vùng da quanh mắt…
Tình trạng cận thị không thể chữa khỏi hoàn toàn trừ khi áp dụng can thiệp phương pháp mổ cận. Tuy nhiên, trẻ em chưa đủ tuổi để thực hiện biện pháp này, do đó cách hữu hiệu nhất để bảo vệ đôi mắt vẫn là giúp trẻ tránh khỏi các nguyên nhân gây tăng độ cận thị.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: lasik.matsaigon.com