Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, nước muối sinh lý đang được nhiều người sử dụng để vệ sinh và sát khuẩn răng miệng, vòm họng. Tuy nhiên, không ít người dùng mắc phải những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng từ lâu là phương pháp được nhiều người áp dụng để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ khắc phục các bệnh lý về răng miệng… Tuy nhiên, không ít người lại sử dụng nước muối sai cách làm ảnh hưởng đến khoang miệng của mình. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.
Thành phần của muối chủ yếu là natri clorua có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm. Bên cạnh đó, nhờ công dụng kiềm hóa, nước muối còn giúp tăng độ pH khoang miệng. Do đó, khi dùng nước muối để súc miệng sẽ đem lại nhiều lợi ích đến sức khỏe của răng miệng.
Ngoài ra, dùng nước muối để súc miệng hàng ngày còn có một số lợi ích như:
Các trường hợp bạn nên sử dụng nước muối để giúp làm dịu tình trạng bệnh:
Dưới đây là những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý mà bạn tránh, cụ thể:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước muối có khả năng sát khuẩn rất tốt. Vì thế, súc miệng với nước muối hằng ngày có thể giúp tiêu viêm, giảm sưng và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng…
Tuy nhiên, khi súc miệng bằng nước muối được pha với nồng độ cao, thậm chí là ngậm nguyên hạt muối sẽ làm tổn thương đến tế bào niêm mạc họng. Thậm chí về lâu dài sẽ gây thừa muối ở trong cơ thể. Dó đó, bạn cần sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha loãng muối đúng theo nồng độ thích hợp.
Nhiều người hay có thói quen dùng nước nguội để pha loãng muối. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng nước ấm để pha loãng muối vì sẽ giúp muối hòa tan hoàn toàn và tốt hơn cho răng nướu và khoang họng.
Bác sĩ nha khoa cho biết sau khi súc miệng bằng nước muối loãng thì bạn nên súc lại với nước lọc để loại bỏ hết lượng muối thừa cũng như mảng bám bong ra.
Nhiều người hiện nay có thói quen súc họng bằng nước muối trước rồi mới súc miệng sau. Tuy nhiên, đây là một sai lầm không nên thực hiện vì điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở răng dễ dàng lây lan xuống vòm họng.
Vì thế, nếu muốn làm sạch họng thì bạn cần phải súc miệng thật sạch bằng nước muối trước trong khoảng 30 giây nhằm loại bỏ vi khuẩn, sau đó rồi mới súc họng.
Với những người bị viêm họng thì chỉ nên súc họng khoảng 3 giờ/lần, đặc biệt là trước và sau khi ngủ. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn lạm dụng việc súc nước muối quá nhiều trong ngày. Điều này có thể làm thay đổi độ pH trong khoang miệng cũng như làm khô miệng.
Trên đây là chia sẻ về những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn biết sử dụng nước muối đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho răng miệng và họng.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.