Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những tác dụng phụ của gây tê tủy sống bạn cần biết

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ

Y học hiện đại đang phát triển nhiều hơn về thủ thuật gây tê. Trong đó, không thể nào không kể đến gây tê tủy sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ của gây tê tủy sống.

Bất cứ thủ thuật gây tê nào cũng có khả năng biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có gây tê tủy sống. Tuy nhiên, đây vẫn là kỹ thuật được sử dụng trong nhiều ca phẫu thuật và giảm đau, chứng tỏ so với công dụng chính, tác dụng phụ của gây tê tủy sống không quá nghiêm trọng. 

Gây tê tủy sống là thủ thuật gì?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về tác dụng phụ của gây tê tủy sống, bạn cũng nên biết về định nghĩa, cách thức thực hiện thủ thuật gây tê này. Gây tê tủy sống còn được gọi là kỹ thuật gây tê dưới nhện. Nguyên nhân xuất phát tên gọi như vậy là vì khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ đưa thuốc xuống dưới màng nhện và trên màng mềm của tủy sống. Đây cũng là điều khác biệt so với một số cách gây tê khác. 

Những tác dụng phụ của gây tê tủy sống bạn cần biết 1Gây tê tủy sống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý

Gây tê tủy sống và hình thức gây tê theo vùng cơ thể, không phải gây tê toàn thân. Thông thường, gây tê tủy sống được sử dụng để gây tê vùng dưới rốn để ngăn chặn các xung thần kinh truyền cảm giác đau đến não bộ, từ đó giúp ích cho các cuộc phẫu thuật. 

Trong một số trường hợp, gây tê tủy sống có thể được dùng như một phương pháp giảm đau nhức, nhất là đau nhức hậu phẫu. Tuy nhiên cần có ý kiến từ bác sĩ, được chỉ định liều dùng nhất định, không lạm dụng. 

Có rất nhiều trường hợp ứng dụng được phương pháp gây tê tủy sống. Điển hình như các ca phẫu thuật sỏi thận, cắt chi, phẫu thuật lấy thai,... Để biết được tác dụng phụ của gây tê tủy sống, mời bạn tiếp tục tham khảo những thông tin dưới đây. 

Biến chứng và tác dụng phụ của gây tê tủy sống

Ngoài những ưu điểm nhất định khi nói đến gây tê tủy sống như giảm lượng máu thất thoát trong quá trình phẫu thuật, giảm tỷ lệ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch, suy hô hấp được ngăn ngừa hiệu quả hơn,... thì tác dụng phụ của gây tê tủy sống cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý. 

Trên thực tế, bất cứ phương pháp y khoa nào can thiệp sâu cũng tồn tại những tác dụng phụ, biến chứng và rủi ro nhất định. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ luôn trao đổi cùng bệnh nhân trước khi tiến hành tiêm gây tê tủy sống. Khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân được thông tin đầy đủ về cách thực hiện, hiệu quả, tác dụng, tác dụng phụ, khả năng biến chứng,... Nhưng với những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân không còn tỉnh táo thì sao? Khi này, bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng dẫn đến biến chứng để thực hiện phẫu thuật cấp cứu, đảm bảo tính mạnh bệnh nhân. 

Các tài liệu y khoa cho biết, gây tê tủy sống khá an toàn và tỷ lệ dẫn đến tác dụng phụ rất thấp nếu đảm bảo được liều lượng thuốc sử dụng, các tiêm thuốc, thăm khám sức khỏe bệnh nhân trước khi thực hiện,... Nhưng bạn vẫn nên biết rõ về những tác dụng phụ và biến chứng của gây tê tủy sống. 

Biến chứng trên hệ thần kinh trung ương

Biến chứng đầu tiên phải kể đến của gây tê tủy sống là làm cho tỷ lệ biến chứng thần kinh hậu phẫu tăng lên cao hơn. Theo một số cuộc khảo sát, những người từng thực hiện gây tê tủy sống chiếm tỷ lệ khá cao trong số những người mắc các bệnh lý về thần kinh trung ương. 

Thần kinh bất ổn định

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống được đánh giá khá nguy hiểm là nguy cơ khiến hệ thần kinh bất ổn. Một số triệu chứng được ghi nhận sau khi thực hiện gây tê tủy sống như đau, cảm giác nóng rát ở vị trí tiêm, khó tiêu,... Những triệu chứng này có thể tự giảm và khỏi trong 1 - 2 ngày khi thuốc hết tác dụng. 

Những tác dụng phụ của gây tê tủy sống bạn cần biết 2Biến chứng thần kinh là một trong những tác dụng phụ của gây tê tủy sống

Biến chứng về tim mạch

Bệnh tim mạch cũng là một trong những tác dụng phụ của gây tê tủy sống cần được chú ý. Tụt huyết áp phổ biến hơn cả khi có đến 30% người gây tê tủy sống có triệu chứng này. Bên cạnh đó, rối loạn nhịp tim cũng là biến chứng dễ gặp sau khi tiêm tê tủy sống. 

Tê liệt toàn bộ tủy sống

Gây tê toàn bộ cơ thể, tủy sống không phải công dụng của gây tê tủy sống. Vì thế nên đây là tác dụng phụ nguy hiểm hàng đầu của gây tê tủy sống. Khi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện tiêm tê sai vị trí có thể sẽ gây nên tác dụng không mong muốn này. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là trường hợp rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc phải dưới 1%. 

Tắc nghẽn đường hô hấp

Thêm một tác dụng phụ của gây tê tủy sống nữa bạn nên biết trước, đó là tắc nghẽn đường hô hấp. Những triệu chứng khi rơi vào trường hợp này là cảm giác khó thở, nghẹt mũi, giảm thở hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở, cần được theo dõi thường xuyên khi đang hôn mê hậu phẫu. 

Bí tiểu

Rất nhiều người gặp tình trạng này sau khi phẫu thuật nhưng thuốc chưa hết hẳn tác dụng. Tác dụng phụ này của gây tê tủy sống khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý và có thể gây nên hội chứng bàng quang thần kinh. 

Những ai không nên gây tê tủy sống để tránh tác dụng phụ?

Gây tê tủy sống dùng được cho đa số trường hợp cần phẫu thuật vùng dưới rốn nhưng với những trường hợp cụ thể sau, tốt nhất không nên áp dụng thủ thuật này, hạn chế biến chứng không mong muốn xảy ra. 

  • Người đang mắc bệnh tim mạch như suy tim, hẹp khít van 2 lá, hở van động mạch chủ, thiếu máu cơ tim,...
  • Người có huyết áp không ổn định nên tránh gây tê tủy sống.
  • Bệnh nhân bị đau cột sống.
  • Bệnh nhân đau đầu mạn tính.
Những tác dụng phụ của gây tê tủy sống bạn cần biết 3Người thường xuyên đau đầu không nên thực hiện tiêm tê tủy sống
  • Trường hợp bị dị ứng thuốc gây tê.
  • Rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông máu.
  • Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc uống chống đông để điều trị bệnh lý.
  • Người vừa chọc dò bị nhiễm trùng cũng không nên tiêm gây tê tủy sống. 

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khá nhiều nhưng khi đảm bảo sức khỏe ổn định, liều lượng thuốc thích hợp và kỹ thuật tiêm chuẩn xác thì bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này. Nếu đang dùng thuốc hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có phương án xử lý phù hợp. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sinh conGây tê