Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về tình trạng dị ứng thuốc gây tê

Ngày 14/09/2022
Kích thước chữ

Dị ứng thuốc đặc biệt là dị ứng thuốc gây tê là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về tình trạng dị ứng với thuốc tê. Thuốc tê được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dạng tiêm, bôi hoặc xịt. Tùy vào cơ địa từng người và tình trạng dị ứng, dị ứng thuốc tê sẽ có các biểu hiện đa dạng khác nhau.

Thuốc tê là loại thuốc làm mất cảm giác tạm thời của một vùng trên cơ thể từ đó giảm cảm giác đau khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật hoặc các tác nhân kích thích khác. Việc sử dụng thuốc tê trong nhiều trường hợp gây nên nhiều các tác dụng không mong muốn và phổ biến nhất là dị ứng thuốc gây tê. Để hiểu rõ hơn về loại dị ứng này, mời bạn đọc theo dõi kỹ bài viết dưới đây.

Triệu chứng của dị ứng thuốc gây tê

Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc gây tê1
Dị ứng thuốc gây tê khá hiếm gặp

Triệu chứng của dị ứng thuốc gây tê nhìn chung khá giống với dị ứng các loại thuốc khác với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhẹ thì có thể chỉ bị nổi mẩn cho tới nặng là tụt huyết áp, khó thở,... Nổi mề đay chính là biểu hiện đầu tiên của dị ứng thuốc gây tê rồi tới các nốt sần nổi trên da đi kèm với cảm giác ngứa, nóng từ sau khi dùng thuốc khoảng 5 - 10 phút hoặc vài giờ, vài ngày. Một vài biểu hiện khác như khó thở, phù môi, mắt, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, huyết áp tụt, phù quincke... có thể đi kèm theo. Nặng nhất của tình trạng dị ứng chính là sốc phản vệ, người bệnh có thể sẽ tử vong nếu không can thiệp và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng bởi dị ứng thuốc gây tê thường hiếm gặp, đa phần là bị ngộ độc thuốc gây tê. 

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc gây tê

Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc gây tê2
Cơ thể phản ứng thái quá với thuốc gây nên tình trạng dị ứng

Dị ứng thuốc gây mê – gây tê thường là do các loại thuốc chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA) gây ra - theo các chuyên gia. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc chlorhexidine sát trùng.

Hầu hết các phản ứng dị ứng thuốc gây tê - gây mê xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân. Đối với các loại dị ứng như dị ứng thuốc gây tê bôi ngoài da, dị ứng thuốc gây tê tủy sống, dị ứng thuốc tê trong nha khoa… thường sẽ ít khi xảy ra.

Phân biệt ngộ độc thuốc tê và dị ứng thuốc tê

Ngộ độc thuốc gây tê rất dễ bị nhầm lẫn với dị ứng thuốc gây tê. Ngộ độc thuốc gây tê thường xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra sau vài giờ, nếu như không kịp thời can thiệp, ngộ độc thuốc tê có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân chính gây nên ngộ độc có thể do quá liều thuốc tê, tiêm thuốc tê vào mạch máu, dùng liều lặp lại khi chưa cân bằng được quá trình hấp thu, thải trừ của thuốc.

Tốc độ và mức độ ngộ độc có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại thuốc dùng và cách dùng. Nguy cơ xảy ra ngộ độc thuốc tê bôi ngoài da thấp hơn dạng tiêm rất nhiều và gần như không xảy ra nếu như dùng đúng cách. Nếu là người nhẹ cân, có bệnh lý về tim mạch, người bị suy giảm các chức năng gan, thận, người già và trẻ nhỏ, sử dụng quá nhiều hoặc liều quá cao sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê.

Ngộ độc thuốc tê sẽ có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, miệng có vị đắng, chát, tăng huyết áp, tim đập nhanh, trường hợp nặng có thể bị co giật, rối loạn nhịp tim, hôn mê, ngừng thở và ngừng tim.

Tác dụng phụ của thuốc gây tê

Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc gây tê3
Ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban là biểu hiện đầu tiên của dị ứng

Các loại thuốc gây tê cũng gây nên một số các tác dụng phụ với mức độ nặng và nhẹ khác nhau. Thuốc gây tê gây nên một vài các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như:

  • Cảm giác châm chích;
  • Ngứa ngáy khó chịu;
  • Đau nhẹ tại chỗ tiêm thuốc tê;
  • Chảy máu nhẹ tại chỗ tiêm.

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Mắc bệnh tim mạch, phổi;
  • Mắc các bệnh lý về thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…;
  • Chóng mặt, uể oải, mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Co giật.
  • Nhịp tim không đều;
  • Động kinh.

Đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải một số phản ứng bất thường nhưng không do dị ứng hay do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Các phản ứng này gọi là phản ứng không dị ứng. Hai phản ứng không dị ứng thường gặp nhất là tăng thân nhiệt ác tính và thiếu hụt pseudocholinesterase.

Phòng ngừa dị ứng, ngộ độc thuốc gây tê

Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc gây tê4
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng

Để giảm thiểu được tình trạng dị ứng và ngộ độc thuốc gây tê, bạn cần lưu ý:

  • Mua thuốc tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Sử dụng thuốc đúng cách, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Kiểm tra thuốc kỹ trước khi sử dụng.
  • Hỏi lại bác sĩ, dược sĩ nếu như không chắc về liều lượng dùng, số lần dùng trong ngày. Không dùng thuốc nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo.
  • Không sử dụng thuốc lên các vết thương hở trừ khi có ý kiến của bác sĩ.
  • Ngưng dùng thuốc nếu thấy tình trạng không cải thiện.
  • Đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất ngay nếu như thấy bất cứ biểu hiện nào của ngộ độc hoặc dị ứng thuốc gây tê.
  • Khi cần thiết phải dùng thuốc gây tê hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ và cả những người có chuyên môn.

Trên đây là một vài thông tin về ngộ độc và dị ứng thuốc gây tê mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin, kiến thức về sức khỏe bổ ích qua bài viết này.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin