Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những thay đổi rõ rệt của trẻ 7 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này

Ngày 20/01/2024
Kích thước chữ

Trẻ 7 tháng tuổi đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển, nơi những thay đổi rõ rệt bắt đầu hiện hữu. Tại độ tuổi này, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, trải nghiệm sự đổi mới, phát triển kỹ năng mỗi ngày, thể hiện sự tò mò và năng động hơn. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhiều hơn về trẻ 7 tháng tuổi nhé!

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và lành mạnh cho trẻ 7 tháng tuổi, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng. Từ chế độ dinh dưỡng đến hoạt động giáo dục, từ giấc ngủ đến các hoạt động giải trí, tất cả đều cần sự quan tâm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đặc biệt của lứa tuổi này. Hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì và cách chúng ta có thể tối ưu hóa quá trình chăm sóc để giúp bé phát triển toàn diện.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi em bé được sinh ra, ở những tháng đầu tiên trẻ chỉ phát triển cơ thể qua việc ăn uống ngủ thích nghi với môi trường sống theo từng ngày. Thế nhưng bước sang tháng thứ 7, trẻ có nhiều sự đột phá trong cơ thể, sự phát triển dần hoàn thiện. Sau đây là một số sự thay đổi đáng kể của trẻ 7 tháng tuổi:

  • Phát triển về khả năng nhận thức: Ở độ tuổi này các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rằng bé rất thích đi tìm kiếm, khám phá những món đồ vật xung quanh mình, bị thu hút bởi các vật chơi có màu sắc bắt mắt và cố gắng lấy được vật chơi đó.
  • Phát triển về mặt cảm xúc: Cảm xúc là nền tảng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh bé khi lớn. Lúc này bé biết bộc lộ cảm xúc qua các hành động cười, buồn, khó chịu,..., biết nhận ra người thân quen với bé, bắt chước hành động của người khác, gặp người lạ biết sợ hãi.
  • Phát triển về kỹ năng vận động: Những hành động của bé các mẹ bỉm có thể thấy như biết dùng ngón cái, ngón trỏ để giữ thức ăn, biết nhặt đồ chơi, có khả năng đưa các vật nhỏ vào miệng, có khả năng ngồi nếu được sự trợ giúp từ người lớn,...
  • Phát triển về khả năng giao tiếp: Bé bị thu hút bởi các vật gây ra tiếng động điều này cho thấy sự phát triển rõ ràng về kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra bé còn biết phát âm ra các chữ cái “o’’, “a” bập bẹ tập nói, biết bắt chước quan sát những âm thanh, biểu cảm của người lớn, bé biết la hét để thu hút sự chú ý.
  • Phát triển về cân nặng, chiều cao: Ở trẻ 7 tháng tuổi, bé trai và bé gái có sự phát triển cân nặng, chiều cao khác nhau. Bé gái có cân nặng khoảng từ 6.8kg đến 8.6kg, chiều cao khoảng từ 65cm đến 69cm. Bé trai có phần phát triển mạnh hơn bé gái cân nặng khoảng từ 7.4kg đến 9.2kg, chiều cao trung bình từ 67cm đến 71cm.
nhung-thay-doi-ro-ret-cua-tre-7-thang-tuoi-va-cach-cham-soc-tre-dung-cach 1.jpg
Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu biết bộc lộ cảm xúc với mọi người xung quanh

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi đúng cách

Chăm sóc đúng cách cho trẻ 7 tháng tuổi đòi hỏi sự nhạy bén và tận tâm, đồng thời tập trung vào nhu cầu và phát triển đa chiều của bé. Ở độ tuổi này được coi là giai đoạn thay đổi vượt bậc. Vì vậy các mẹ cần phải tìm hiểu kĩ càng mọi khía cạnh về độ tuổi này cũng như có những cách chăm sóc đặc biệt để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Sau đây là một số điều mẹ bỉm cần chú ý đến con ở tháng thứ 7.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm cố định, tập ăn dặm với những hương vị mới lạ và các chất dinh dưỡng khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của trẻ, mẹ cần tập trung vào các yếu tố quan trọng như kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D, omega-3, tập cho bé ăn rau củ quả, thịt, cá xay nhuyễn,...

nhung-thay-doi-ro-ret-cua-tre-7-thang-tuoi-va-cach-cham-soc-tre-dung-cach 2.jpg
Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để bé phát triển toàn diện khi bước qua tháng thứ 7

Giấc ngủ

Theo như các nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, trẻ 7 tháng tuổi ngủ đủ 14 tiếng trong một ngày, vào ban đêm trẻ ngủ khoảng từ 9 tiếng đến 11 tiếng và vào ban ngày mẹ chia thành 2 giấc ngủ khoảng từ 3 tiếng đến 4 tiếng. Các mẹ nhớ cho con ngủ khoảng 7 giờ tối và không vượt quá 10 giờ tối để bé đảm bảo được phát triển chiều cao. Ở độ tuổi này có sự nhảy vọt trong phát triển vì vậy trẻ gặp hiện tượng khó ngủ thường rất phổ biến, vào những lúc này mẹ hãy tập cho con cách thích nghi và cố gắng tạo cho con thói quen đi ngủ đều đặn như những ngày trước.

Các vấn đề thường gặp ở bé 7 tháng

Trong giai đoạn phát triển này trẻ không tránh khỏi gặp những vấn đề về sức khỏe như chảy nước dãi nhiều hơn, nướu bị sưng đỏ, bỏ đồ chơi vào miệng, nhai mút ngón tay, làm biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, hay khóc vào ban đêm, sốt, tiêu chảy, táo bón, phát ban,... Đây có thể là những biểu hiện do bé mọc răng. Mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách cho con ăn thức ăn đã được nghiền ra sẵn, những món ăn mềm. Bên cạnh đó mẹ hãy vui chơi cùng con, cho con nghe nhạc, giao tiếp cùng con, dạy bé nhận dạng màu sắc,... Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý đến sự an toàn của con nhiều hơn bởi thời điểm này bé tò mò, thích khám phá nhiều thứ, điều đó cũng gây hại cho con như nuốt phải đồ vật nhỏ, trơn.

nhung-thay-doi-ro-ret-cua-tre-7-thang-tuoi-va-cach-cham-soc-tre-dung-cach 3.jpg
Giấc ngủ là điều không thể thiếu trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh

Những thay đổi rõ rệt trong tư duy, vận động, và tình cảm của bé đều là những dấu hiệu của sự phát triển mạnh mẽ. Chăm sóc đúng cách không chỉ là nhiệm vụ, mà là một trải nghiệm yêu thương của bậc cha mẹ đối với con. Một việc các mẹ cần làm nữa là đi kiểm tra sức khỏe cho con thường xuyên cũng như tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển và cách chăm sóc đúng cách cho trẻ 7 tháng tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm