Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Những thông tin cần biết về máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2

Ngày 30/07/2021
Kích thước chữ

Máy đo nồng độ Oxy trong máu là một thiết bị y tế cải tiến với các tính năng không xâm lấn và liên tục để phát hiện nồng độ oxy trong máu(SPO2) và nhịp đập của tim(PR).

Máy đo nồng độ Oxy trong máu mang tính di động nên rất tiện lợi mang theo khi di chuyển, đo ngay các giá trị SPO2 và PR một cách nhanh chóng và chính xác bất cứ lúc nào.

Nguyên tắc hoạt động của máy đo nồng độ oxy 

Thiết bị này được điều khiển bởi nguồn điện ~ 230V 50Hz. Bằng cách sử dụng không khí làm nguyên liệu thô và sàng phân tử chất lượng cao, máy tạo ra oxy có độ tinh khiết cao phù hợp với tiêu chuẩn oxy y tế bằng phương pháp hấp phụ xoay áp (phương pháp PSA) ở nhiệt độ bình thường.

Nguyên lý hoạt động của chiếc máy:

  • Chiếc máy này được hoạt động dựa trên cơ chế xung động kế và cơ chế quang phổ kế.
  • Nhờ vào công nghệ quang điện, máy đo xác định các chỉ số thông qua đầu ngón tay bằng cách khi đặt ngón tay vào bộ phận đo, phần nhựa trên móng tay sẽ tạo ra ánh sáng phát quang để phần nhựa dưới ngón tay kết hợp tạo thành bộ phận đầu dò.
  • Khi khởi động máy, xung điện từ 2 chùm tia có bước sóng khác nhau sẽ được tạo ra. 
  • Lúc này, bộ phận thăm dò tiếp nhận tín hiệu được tạo ra và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin sẽ được xử lý và cho ra kết quả trên màn hình máy đo.​​

Nguyên tắc tạo oxy của thiết bị

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy

Bước 1:  Kiểm tra tình trạng pin của máy, nếu máy hết pin phải thay pin hoặc sạc (tùy loại máy khác nhau).

Bước 2: Đặt ngón tay vào khe kẹp để cho ngón tay chạm vào điểm cuối của máy. Lưu ý rằng không được sơn móng tay, móng tay giả, đính đá trên móng tay. Đảm bảo móng tay không quá dài.

Bước 3: Bấm nút khởi nguồn máy, giữ tay cố định, không được động đậy khi đo, sau đó kết quả sẽ hiện trên màn hình đo.

Bước 4: Sau khi nhận được kết quả đo trên màn hình, rút tay ra và đợi vài giây sau máy sẽ tắt.

Tuỳ vào từng loại máy khác nhau, bạn cần đọc kỹ thông tin Hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu dùng.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu bạn cần phải biết được những chỉ số SPO2 ở một người bình thường là bao nhiêu, để có những đánh giá chính xác về tình trạng oxy trong máu của mình.

Đối với người bình thường, chỉ số SPO2 ở mức 96 - 99% nhưng ổn định ở 98% và nhịp tim xấp xỉ ngưỡng 65 - 105 nhịp/ phút. Đối với người không thở được thì mức SPO2 là 92 - 95% và nhịp tim khoảng 5 - 120 nhịp phút. Nếu nồng độ oxy trong máu rơi xuống tầm 88% thì rất nguy hiểm. Bạn cần có những biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp này.

Móng tay màu sáng hoặc sơn màu sáng có thể khiến việc đọc SPO2 không chính xác

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu: 

  • Không sử dụng máy đo nồng độ Oxy với MRI hoặc CT.
  • Các bác sĩ nên đánh giá kết hợp với các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.
  • Nên kiểm tra cảm biến ở vị trí đặt đầu ngón tay thường xuyên để đảm bảo hệ tuần hoàn và da toàn thân của người đo ở trong tình trạng tốt.
  • Không dán băng dính trên ngón tay trong khi dùng cảm biến xung đầu ngón tay. Điều này có thể gây ra kết quả đọc không chính xác hoặc da bị phồng rộp.
  • Máy đo nồng độ Oxy không có lời nhắc, không dùng để theo dõi liên tục.
  • Sử dụng kéo dài hoặc tình trạng của bệnh nhân có thể yêu cầu thay đổi vị trí cảm biến định kỳ. Thay đổi vị trí cảm biến và kiểm tra tính toàn vẹn của da, tình trạng tuần hoàn và căn chỉnh chính xác ít nhất hai giờ một lần.
  • Các phép đo không chính xác có thể do quá trình hấp tiệt trùng, khử trùng bằng ethylene oxide hoặc ngâm các cảm biến trong chất lỏng.
  • Mức đáng kể của các hemoglobin bị rối loạn chức năng có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
  • Thuốc nhuộm nội mạch như xanh indocyanine hoặc xanh methylen có thể gây ra hiện tượng đọc không chính xác.
  • Phép đo SPO2 có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi có nhiều ánh sáng xung quanh. Vui lòng che chắn khu vực cảm biến nếu cần thiết.
  • Tín hiệu y tế với tần số cao hoặc nhiễu do máy khử rung tim có thể dẫn đến việc đọc không chính xác.
  • Xung động tĩnh mạch có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
  • Có thể gây ra kết quả không chính xác khi vị trí của cảm biến và vòng bít huyết áp nằm trên cùng một ống thông động mạch hoặc đường nội mạch.
  • Tụt huyết áp, có mạch nghiêm trọng, thiếu máu trầm trọng hoặc hạ thân nhiệt có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
  • Có thể gây ra kết quả đọc không chính xác khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc bổ tim sau khi ngừng tim hoặc bệnh nhân bị run.
  • Móng tay màu sáng hoặc sơn màu sáng có thể khiến việc đọc SPO2 không chính xác. 

Nên mua máy đo nồng độ oxy trong máu ở đâu?

Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, mỗi gia đình nên trang bị những thiết bị y tế để tự theo dõi tình hình sức khỏe của gia đình. Việc lựa chọn một chiếc máy đo nồng độ oxy trong máu phải đảm bảo được các tiêu chí về thương hiệu, xuất xứ, công dụng và chất lượng của nó.

Hiện nay, tại nhà thuốc Long Châu đang cung cấp máy đo nồng độ oxy trong máu Microlife Oxy 200 của hãng Microlife Thụy Sĩ, thương hiệu uy tín được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Trọn bộ của máy bao gồm: Máy đo nồng độ oxy, túi đựng, hướng dẫn sử dụng và phiếu bảo hành chính hãng.

Microlife Oxy 200- Máy Đo Nồng Độ Oxy Trong Máu 

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ về những thông tin cơ bản cần biết khi bắt đầu sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu, để thuận tiện cho việc theo dõi sức khỏe tại nhà trong tình hình dịch bệnh phức tạp này nhé. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin