Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chiếu đèn vàng da được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh vàng da sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về việc dùng đèn chiếu vàng da tại nhà.
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng cách chiếu đèn vàng da. Đây là phương pháp không quá tốn kém mà vẫn mang lại hiệu quả cao và mang đến những lợi ích tích cực cho bệnh nhi. Vậy khi nào trẻ cần được chiếu đèn vàng da? Phương pháp này có tác dụng và tác dụng phụ gì? Quy trình dùng đèn chiếu vàng da tại nhà thế nào và cần lưu ý gì?
Bilirubin là sắc tố mật được hình thành do quá trình vỡ Hemoglobin hồng cầu trong máu và bài tiết trong dịch mật, có màu vàng cam. Khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng quá mức, da của trẻ sẽ có màu vàng hơn bình thường. Thông thường, trẻ sơ sinh trong 1 tuần đầu tiên thường bị vàng da. Trẻ sinh non, trẻ không bú sữa mẹ hay không có nhóm máu tương thích với mẹ cũng có nguy cơ vàng da cao hơn những trẻ khác.
Tuy nhiên, đây là hiện tượng vàng da sinh lý khá thường gặp và không đáng ngại. Vàng da sinh lý thường ở mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần lên mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ nhỏ vàng da do mắc một số bệnh lý nguy hiểm như bại não, nhiễm độc thần kinh… lại rất cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 3 phương pháp phổ biến nhất gồm:
Đèn chiếu vàng da hay đèn điều trị vàng da là loại đèn có ánh sáng xanh hoặc trắng. Lợi ích của máy chiếu đèn vàng da là truyền ánh sáng xuyên qua da để chuyển Bilirubin ở các mô mỡ dưới da thành Photobilirubin tan trong nước. Sau đó, Photobilirubin sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể trẻ qua đường nước tiểu và cải thiện dần tình trạng vàng da.
Không phải trường hợp nào trẻ sơ sinh vàng da cũng được chỉ định chiếu đèn. Các trường hợp vàng da kéo dài có chỉ định chiếu đèn vàng da phải đảm bảo điều kiện:
Ngoài những trường hợp trên, trường hợp không được chiếu đèn vàng da dù là tại viện hay tại nhà là trẻ bị vàng da tăng Bilirubin trực tiếp hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh niệu bẩm sinh.
Phương pháp chiếu đèn vàng da có thể cải thiện hiệu quả chứng vàng da ở trẻ sơ sinh trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định như:
Vì việc chiếu đèn vàng da tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu không được thực hiện đúng cách, nên tìm hiểu quy trình chiếu đèn vàng da chuẩn vô cùng quan trọng và cần thiết. Phương pháp chiếu đèn vàng da cần được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Các bác sĩ cần kiểm tra chỉ số Bilirubin của trẻ, thăm khám và đánh giá tất cả các cơ quan khác rồi mới chỉ định chiếu đèn.
Quy trình dùng đèn chiếu vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bao gồm các bước sau:
Sau khi dùng đèn chiếu vàng da tại nhà, trẻ cần được xét nghiệm Bilirubin máu sau 12 - 24h để đánh giá lại. Nếu nồng độ Bilirubin trở về chỉ số bình thường, tình trạng vàng da thuyên giảm thì trẻ không cần chiếu đèn thêm. Còn nếu tình trạng vàng da không giảm, bác sĩ có thể tư vấn kéo dài thời gian chiếu đèn hoặc chiếu 2 - 3 đèn cùng một lúc.
Thời gian chiếu đèn vàng da sẽ được các bác sĩ tính toán dựa vào nồng độ Bilirubin trong máu, ngày tuổi, thời điểm sinh, các bệnh lý đi kèm… Trong thời gian chiếu đèn, trẻ cần được theo dõi tinh thần, phản xạ bú. Khi chiếu đèn, nhu cầu về dinh dưỡng và nước của trẻ tăng cao nên lượng sữa cho trẻ ăn cần tăng thêm 10% - 20%. Nếu trẻ không chịu bú, bác sĩ có thể truyền dịch qua đường tiêm.
Dùng đèn chiếu vàng da tại nhà tiềm ẩn các những tác dụng phụ bên cạnh lợi ích. Vì vậy, cha mẹ không nên thấy con bị vàng da mà tự ý mua đèn về chiếu. Trẻ cần được thăm khám tại viện để biết chắc chắn có bị vàng da hay không? Nếu bị vàng da thì nguyên nhân và gì và có được chiếu đèn hay không? Việc chiếu đèn vàng da cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ và phòng ngừa rủi ro.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.