Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng nhau bám mặt trước

Ngày 16/12/2022
Kích thước chữ

Nhau bám mặt trước có nguy hiểm cho thai nhi không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám mặt trước. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tình trạng này thông qua bài viết này nhé!

Nhau thai là một bộ phận độc lập có vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi hấp thu dinh dưỡng, duy trì môi trường sống để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ. Chính vì thế, việc kiểm tra và xác định vị trí nhau thai sẽ giúp bác sĩ xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai để mẹ bầu có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Vậy nhau bám mặt trước có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin thông qua bài viết bên dưới đây.

Nhau bám mặt trước là gì?

Nhau thai hay còn được gọi là rau thai. Đây là bộ phận nối bào tử đang phát triển với thành tử cung thông qua dây rốn. Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các dưỡng chất dinh dưỡng, cung cấp oxy đều đặn cho thai nhi, duy trì môi trường sống để thai nhi có thể phát triển và khỏe mạnh. Ngoài ra, nhau thai còn giúp bảo vệ bé khỏi các nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc tiết ra lượng lớn hormone nữ để ngăn chặn những cơ đau thắt tử cung cho mẹ khi gần đến ngày sinh.

Nhau thai thông thường được hình thành và phát triển ở phần trên tử cung ngay khi trứng đã được thụ tinh thành công. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai phát triển và bám ở phần dưới tử cung, gần vị trí bụng. Điều này có nghĩa là nhau thai đang nằm ở phía trước thành tử cung (nằm phía trước đầu của thai nhi).

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng nhau bám mặt trước 1 Vị trí nhau bám mặt trước được xác định khi đi siêu âm

Nhau bám mặt trước có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Việc siêu âm và kiểm tra thường xuyên thai nhi sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí nhau thai và có thể đưa ra một số chẩn đoán và cảnh báo trước một số rủi ro mà mẹ bầu có thể gặp phải. Một số vị trí nhau thai thường gặp như:

  • Nhau bám mặt trước (nằm phía trước thành tử cung).
  • Nhau bám mặt sau (nằm ở phía sau thành tử cung).
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải/trái của thành tử cung.

Vị trí nhau thai được hình thành và phát triển như thế nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều này có thể khiến mẹ bầu gặp một số vấn đề sau:

  • Khó cảm nhận các cử động của thai nhi: Hiện tượng nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa thai nhi và tử cung. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ khó cảm nhận được bất kỳ sự chuyển động nào của bé, thậm chí khi đã tiến vào giai đoạn giữa của thai kỳ, khi thai nhi đã hình thành đầy đủ nhưng mẹ bầu vẫn sẽ không thể cảm nhận được những cử động, quẫy đạp của bé.
  • Khó nghe được nhịp tim thai nhi: Vị trí nhau bám mặt trước không sẽ khiến bác sĩ khó khăn trong việc xác định và lắng nghe nhịp tim của thai nhi. Tuy nhiên, nếu siêu âm để xác định giới tính của bé thì lại không gặp trở ngại. 
  • Cản trở các thủ thuật y khoa: Nhau thai bám mặt trước sẽ khiến các thủ thuật y khoa trong quá trình sinh nở sẽ không được phát huy hiệu quả. Đặc biệt, trong trường hợp ngôi thai ngược (phần mông ra trước) thì vị trí nhau bám mặt trước sẽ gây cản trở đường ra của bé. Tuy nhiên, một số trường hợp vào giai đoạn cuối thai kỳ thì nhau thai lại trở về vị trí phía sau thì lúc này mọi chuyện sẽ được giải quyết dễ dàng.

Nhau bám mặt trước thường làm gia tăng các cơn đau đẻ và có nguy cơ chuyển mổ lấy thai. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng chuyển dạ diễn ra chậm, gây ra một số biến chứng hậu sản như băng huyết sau sinh.

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng nhau bám mặt trước 2 Nhau bám mặt trước khiến mẹ khó cảm nhận các cử động của thai nhi

Nhau bám mặt trước, sinh thường hay sinh mổ?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và vị trí nhau thai phát triển trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba mà bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến trong việc lựa chọn hình thức sinh thường hay mổ đẻ phù hợp với tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn sinh thường nếu sức khỏe cho phép và thai nhi phát triển bình thường. Trường hợp bắt buộc phải sinh mổ chỉ diễn ra nếu vị trí nhau thai bám mặt trước và chặn cổ tử cung của người mẹ, gây cản trở đường ra của bé và có dấu hiệu gây xuất huyết sau sinh.

Các lưu ý khi gặp tình trạng nhau bám mặt trước

Khi mẹ bầu được chẩn đoán là nhau thai bám mặt trước thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ như:

  • Đi khám thai định kỳ.
  • Tránh vận động mạnh trong suốt thai kỳ.
  • Luôn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi.
  • Có kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Lựa chọn các thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể dễ hấp thụ và có lợi cho thai nhi.
  • Trong quá trình mang thai, nếu xuất hiện các tình trạng như đau bụng, ra máu khi mang thai bất thường thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay. Các triệu chứng như đau lưng, đau thắt tử cung hay vùng bụng thì mẹ bầu cũng phải nói rõ với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời tránh rủi ro về tình trạng bong tróc nhau thai nhưng không phát hiện kịp.
Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng nhau bám mặt trước 3 Mẹ bầu cần chú ý về chế độ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh

Những biến chứng của nhau bám trước hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Vì thế, phụ nữ mang thai cần phải được thăm khám định kỳ, tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình mang thai và sinh nở được diễn ra thuận lợi nhất.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý tình trạng nhau bám mặt trước” mà phụ nữ mang thai có thể đọc và tham khảo thêm các thông tin liên quan đến trường hợp nhau thai bám mặt trước. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý tốt hơn để quá trình mang thai và sinh nở diễn ra dễ dàng. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin