Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài việc chăm sóc sức khỏe trẻ thì mẹ cũng nên tìm hiểu về những dấu hiệu bất thường gặp về rốn trẻ sơ sinh để tránh bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo qua những cách chăm sóc sau đây.
Rốn trẻ sơ sinh là một vết sẹo lõm hình khuyên được hình thành khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý liên quan đến rốn của trẻ sơ sinh mà bạn cần biết để có thể kịp thời xử lý.
Dây rốn của trẻ sơ sinh có chức năng di chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau thai của mẹ đến thai nhi. Sau khi chào đời, bé sẽ được cắt dây rốn, thông thường rốn của bé tựa như một vết sẹo lõm hình khuyên và hình thành khi dây rốn rụng.
Chúng nằm giữa đường ngang qua 2 mào chậu, không có mỡ dưới da. Cấu trúc của rốn gồm 1 lớp biểu bì và mô liên kết dày đặc và nối liền với phúc mạc và ruột non. Phía dưới rốn có mạng lưới động mạch, tĩnh mạch, mao mạch dồi dào.
Đa phần, rốn trẻ sơ sinh rụng trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh, trừ một số trường hợp đặt biệt như: Bị chồi (u) hạt rốn hay mạch máu rốn chậm khô. Nếu như trong vòng 10 ngày rốn bé vẫn chưa rụng thì mẹ đừng quá lo lắng mà hãy chăm sóc thật kỹ và theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Thông thường, trước khi rụng, phần chân rốn sẽ bị rỉ chút dịch hơi ướt, có thể kèm theo chút màu nâu do máu đông ở mặt cắt của cuống rốn. Tuy nhiên, sẽ không phải là dấu hiệu có dịch xanh, vàng kèm theo mùi hôi xung quanh hay sưng đỏ.
Trẻ sơ sinh cần mất một khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày hoặc lâu hơn để cuống rốn khô và rụng đi. Trong khoảng thời rốn chưa rụng sẽ được ví như một cánh cửa chưa đóng, nếu như mẹ vệ sinh không cẩn thận dẫn đến nhiễm trùng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, mùi hôi ở vị trí này có thể xuất phát từ những vấn đề sau:
Biểu hiện của tình trạng này đó là rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, máu có thể là màu hoặc tươi hoặc đỏ gạch. Tình trạng này xảy ra do cọ xát tã vào cuống rốn. Chảy máu thường sẽ tự cầm hoặc sau khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng băng gạc sạch. Tuy nhiên, thấy rốn trẻ có chảy máu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám để điều trị kịp thời.
Thoát vị rốn là tình trạng khuyết một phần cơ thành bụng dẫn đến một phần quai ruột sẽ chui ra ngoài tạo nên khối phồng. Đặc biệt, khi bé khóc hoặc vặn mình thì chúng càng to ra và nhỏ lại lúc nằm yên. Một số hội chứng sẽ gây ra tình trạng thoát vị rốn ở trẻ là: Down, MPS, suy giáp,… Thoát vị rốn thông thường sẽ có 2 dạng: Thoát vị rốn nghẹt và thoát vị rốn đóng tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải thoát vị rốn nghẹt rất ít, hầu hết thoát vị rốn đóng tự nhiên. Nếu như tình trạng này không thuyên giảm thì cần can thiệp phẫu thuật.
Sau khi rụng rốn sẽ xuất hiện rỉ máu ít kèm dịch và có mùi hôi. Lúc này, bố mẹ có thể dễ dàng chăm sóc nhưng cần thực hiện theo những bước sau:
Hiểu rõ hơn vấn đề thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh sẽ tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Nếu như có dấu hiệu gì bất thường ở rốn của bé bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.