Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dây rốn có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Bình thường, gốc rốn sẽ có một mùi đặc trưng trước khi bị rụng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ ngửi thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường sau khi phần gốc rốn còn lại đã rụng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ cần được chăm sóc đúng cách.
Rốn là vị trí dễ bị nhiễm trùng nhất trên cơ thể trẻ sơ sinh, bởi tại đây có vết cắt dây rốn sau khi sinh và được xem là một vết thương hở trên cơ thể của bé. Nếu dụng cụ cắt dây rốn và các dụng cụ dùng để thay băng hàng ngày không được tiệt trùng kỹ, cuống rốn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, khi đó rốn sẽ có mùi hôi, thậm chí là chảy dịch và mưng mủ. Vậy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi cần phải vệ sinh như thế nào?
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nằm trong bọc ối với nước ối, dịch tiết được tiết ra từ ống sinh nên có thể trẻ sơ sinh sẽ không có mùi dễ chịu khi vừa chào đời. Tuy nhiên, sau khi được tắm (trừ vị trí quanh rốn) thì mùi hôi này sẽ biến mất hết.
Sau sinh, dây rốn kết nối giữa mẹ và con sẽ bị cắt đứt, chỉ còn lại một đoạn gốc của dây rốn gắn liền với da bụng của trẻ. Đoạn dây rốn còn lại này sẽ chuyển từ màu hồng hào sang màu xanh tím cho đến khi rụng hoàn toàn. Phần gốc rốn chưa rụng có thể sẽ có mùi khó chịu nhưng sẽ mất dần khi nó rụng hoàn toàn.
Trước đây, các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo nên vệ sinh gốc dây rốn bằng cồn. Tuy nhiên, việc sử dụng cồn sẽ khiến làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh dễ bị kích ứng và bị khô. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bong tróc da và dẫn đến tính trạng nhiễm trùng thứ phát. Do đó, việc dùng cồn để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh không còn được khuyến khích, nên để phần dây rốn dư tự khô và rụng tự nhiên.
Rất ít trường hợp phần dây rốn còn lại bị nhiễm trùng hay bị sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy ở vùng da quanh rốn, có kèm theo hoặc không kèm theo dịch mủ màu vàng tại rốn. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi rất khó chịu và bé cũng sẽ có phản ứng khi bị chạm vào rốn do cảm giác đau gây ra.
Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt cao, trở nên cáu kỉnh, không chịu bú và thậm chí là ngủ li bì do bị nhiễm trùng rốn. Khi đó, vết thương tại rốn của trẻ sơ sinh cần phải được chăm sóc đúng cách và có thể phải cho bé sử dụng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng nặng.
Theo thống kê, trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn khi mới sinh chiếm khoảng 10 - 20%. Tình trạng này xảy ra do cơ bụng không thể đóng lại hoàn toàn sau khi trẻ ra đời, khiến cho một phần ruột hoặc các chất chứa trong ổ bụng bị phình ra qua lỗ thông và bị nhiễm trùng, hệ lụy là khiến cho rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi. Tình trạng thoát vị rốn sẽ được chẩn đoán dễ dàng thông qua việc quan sát thấy một vết sưng nhỏ mềm xung quanh rốn và giảm dần đi khi trẻ được 3 - 4 tuổi.
Ngược lại, nếu em bé không quấy khóc và vẫn ăn ngủ tốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Hãy để phần cuống rốn còn lại tự lành, bởi tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sẽ thuyên giảm dần và mất đi khi rụng rốn. Đồng thời cũng không nên loại bỏ phần dây rốn còn lại một cách cưỡng bách nhằm giải quyết tình trạng này, bởi điều này sẽ khiến trẻ phải chịu đau đớn và có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu trên thành bụng.
Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh sẽ kẹp và cắt bỏ dây rốn, chỉ để lại phần dây rốn dính vào da của trẻ sơ sinh (dài khoảng 2 - 3 cm), còn được gọi là cuống rốn. Trong khoảng 7 - 10 ngày tiếp theo, cuống rốn sẽ có màu sậm hơn, teo tóp, khô héo và cuối cùng sẽ rụng tự nhiên. Vết thương nhỏ còn lại sẽ lành và hình thành rốn trên bụng của con. Sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh và vệ sinh cuống rốn của con trước khi rụng với các bước như sau:
Khi phần cuống dây rốn đã rụng, mẹ cũng vẫn phải rửa sạch tay trước khi chạm vào rốn của con. Lúc này, phần rốn của trẻ có vẻ hơi đen hoặc có đốm đỏ là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể có mùi khó chịu và để lại một số chất lỏng trong suốt hoặc màu hơi nâu bám lại trên tã hoặc quần áo của con khi chạm phải rốn. Cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì đây chính là các chất được tiết ra trong quá trình lành thương của cuống rốn và cần mất khoảng 7 ngày để chữa lành hoàn toàn. Cả quá trình này sẽ không gây đau cho trẻ.
Hãy tiếp tục vệ sinh rốn của trẻ bằng nước sạch và làm khô ráo bằng cách dùng khăn sạch để thấm khô hoặc để khô trong không khí trong thời gian ngắn. Khi mặc tã cho bé cũng cần tránh che lên phần rốn của con. Nếu rốn tiết ra một ít dịch, mẹ có thể sử dụng miếng bông gòn dùng 1 lần rồi thấm với nước ấm để nhẹ nhàng lau sạch và đảm bảo rốn không bị chảy máu.
Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi nhưng bé vẫn bú sữa và không quấy khóc, cha mẹ chỉ cần chăm sóc và vệ sinh rốn đúng cách thì mùi hôi sẽ mất đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một số triệu chứng sau đây thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, cụ thể là:
Tóm lại, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là điều hết sức tự nhiên sau khi chào đời. Tuy nhiên, nếu rốn có mùi hôi kèm theo một số biểu hiện khác như trẻ quấy khóc, bỏ bú, vùng da quanh rốn bị sưng đỏ thì đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó ở trẻ. Có thể trẻ đã bị nhiễm trùng rốn hoặc thoát vị rốn và lúc này cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xử trí đúng cách.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi mà ai cũng nên biết
Vũ Ánh
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.