Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhuộm Papanicolaou là gì? Quy trình nhuộm Papanicolaou

Ngày 02/06/2024
Kích thước chữ

Nhuộm Papanicolaou là một xét nghiệm tế bào cổ tử cung quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh lý tiền ung thư. Đây là một trong những biện pháp sàng lọc ung thư hiệu quả nhất dành cho phụ nữ hiện nay.

Sức khỏe sinh sản là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi phụ nữ. Trong đó, việc bảo vệ cổ tử cung khỏi ung thư - một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ, đóng vai trò then chốt. Cùng Long Châu tìm hiểu về phương pháp nhuộm Papanicolaou trong bài viết dưới đây.

Tổng quát về nhuộm Papanicolaou

Trong lịch sử tế bào học, một trong những thành tựu chính là phương pháp nhuộm Papanicolaou (Pap), được Tiến sĩ George N. Papanicolaou chính thức hóa vào năm 1942. Kỹ thuật nhuộm này đã trở thành nền tảng và đã được sử dụng trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua để nhuộm phết cổ tử cung. Kể từ khi George Papanicolaou mô tả kỹ thuật nhuộm ban đầu, nhiều sửa đổi đã được công bố nhằm cải tiến quy trình. 

Quy trình nhuộm có thể khác nhau tùy theo các phương pháp được sử dụng trong các phòng thí nghiệm khác nhau. Nhuộm Pap là một phương pháp nhuộm đa sắc bao gồm các thuốc nhuộm như Orange G 6 (OG6) và eosin azure biến tính (EA).

Nhuộm Papanicolaou là gì? Quy trình nhuộm Papanicolaou 1
Nhuộm Papanicolaou (Pap) giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ngoài ra, một số tế bào thu thập từ cổ tử cung trong xét nghiệm Pap cũng có thể được kiểm tra để phát hiện papillomavirus ở người (HPV). Việc thực hiện đều đặn xét nghiệm Pap và HPV là quan trọng để phát hiện sớm và quản lý hiệu quả nguy cơ ung thư cổ tử cung, bảo vệ sức khỏe sinh sản và tổng thể của phụ nữ.

Quy trình nhuộm Papanicolaou

Quy trình nhuộm papanicolaou là một thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là các bước xét nghiệm chi tiết:

  • Chuẩn bị: Bạn sẽ được yêu cầu thay quần áo và mặc áo choàng y tế để dễ dàng thực hiện thủ tục xét nghiệm. Sau đó, bạn sẽ nằm trên ghế khám bệnh, đặt chân lên kiềng để bác sĩ có thể tiếp cận khu vực cần kiểm tra.
  • Đặt mỏ vịt: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo của bạn. Mỏ vịt giúp mở rộng âm đạo, cho phép bác sĩ nhìn rõ cổ tử cung.
  • Lấy mẫu tế bào: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ, có hình dạng như thìa hoặc cây chải nhỏ, để thu thập mẫu tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn.
  • Chuẩn bị mẫu: Mẫu tế bào sau khi thu thập sẽ được phết lên lam kính và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Các chuyên gia tế bào học sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường trong tế bào.
  • Phân tích kết quả: Kết quả phân tích sẽ được gửi lại cho bác sĩ của bạn. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo, có thể bao gồm các xét nghiệm bổ sung hoặc điều trị nếu cần thiết.
Nhuộm Papanicolaou là gì? Quy trình nhuộm Papanicolaou 2
Quy trình nhuộm papanicolaou đơn giản, nhanh chóng và thường không gây đau

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm Pap (nhuộm Papanicolaou)?

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm thích hợp để bắt đầu và tần suất thực hiện xét nghiệm Pap. Dưới đây là những khuyến cáo chung:

  • Từ 21 tuổi: Bắt đầu xét nghiệm Pap và thực hiện lại mỗi hai hoặc ba năm.
  • Sau 30 tuổi: Thực hiện xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần hoặc mỗi năm năm nếu kết hợp với xét nghiệm HPV.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm Pap thường xuyên hơn, bất kể độ tuổi:

  • Chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư.
  • Phơi nhiễm diethylstilbestrol (DES) là một estrogen tổng hợp. DES được sử dụng cho những bệnh nhân có khối u nhạy cảm với hormone như ung thư vú trước khi sinh.
  • Nhiễm HIV.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do hóa trị, ghép nội tạng hoặc do sử dụng corticosteroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) kéo dài.

Nhìn chung, các tổ chức y tế đều đồng ý rằng bạn nên làm xét nghiệm Pap Smear lần đầu vào năm 21 tuổi.

Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục và những phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nên thảo luận với bác sĩ về việc liệu họ có cần thực hiện xét nghiệm Pap thường xuyên hay không. Xét nghiệm Pap vẫn thường được thực hiện đối với những phụ nữ đã cắt tử cung hoàn toàn để điều trị tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, xét nghiệm Pap thường quy sẽ không cần thiết nếu phụ nữ đó đã thực hiện phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để điều trị những bệnh lý lành tính, không ung thư hoặc không nhiễm HPV.

Phụ nữ trên 69 tuổi cũng nên thảo luận với bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện xét nghiệm Pap Smear hay không. Nếu kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó đều âm tính và bình thường, họ có thể quyết định ngừng thực hiện xét nghiệm này.

Cần làm gì trước khi thực hiện nhuộm Papanicolaou?

Trước khi thực hiện nhuộm Papanicolaou, phái nữ cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Hãy tránh quan hệ tình dục và rửa sạch âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Không sử dụng bất kỳ loại băng vệ sinh, thuốc/kem bôi âm đạo hoặc các sản phẩm khác như kem/bọt diệt tinh trùng hay thuốc tránh thai trong khoảng từ 24 đến 48 giờ trước xét nghiệm.
  • Tránh thực hiện xét nghiệm PAP trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trong quá trình xét nghiệm, hãy giữ tinh thần bình tĩnh và tuân thủ các bước theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Nhuộm Papanicolaou là gì? Quy trình nhuộm Papanicolaou 3
Không quan hệ tình dục trước khi thực hiện nhuộm Papanicolaou

Việc tuân thủ các hướng dẫn trước khi thực hiện xét nghiệm PAP là rất quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác và hiệu quả.

Tóm lại nhuộm papanicolaou là một phương pháp quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề về cổ tử cung, giúp phụ nữ có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện đúng các khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin