Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng bị gò má cao là một trong những vấn đề có thể gặp phải. Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của niềng răng, sau đó khuôn mặt sẽ dần ổn định, cân đối và hài hòa hơn. Tuy nhiên hiện tượng trên vẫn khiến nhiều người lo nghĩ vì ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Khi niềng răng bị gò má cao, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân. Sau đó tùy căn nguyên cụ thể để tìm ra phương hướng can thiệp tích cực nhằm cải thiện nhanh tình trạng trên. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn đọc đầy đủ những thông tin liên quan đến hai khía cạnh quan trọng này.
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng khí cụ để di dời các răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm (theo giải phẫu).
Khí cụ được nói đến ở đây có thể là mắc cài hoặc khay niềng trong suốt. Tùy khả năng tài chính và nhu cầu mà người sử dụng dịch vụ có thể cân nhắc để lựa ra công cụ hỗ trợ phù hợp.
Hiện nay, kỹ thuật chỉnh nha này được sử dụng rất phổ biến vì đem đến hiệu quả cao, chi phí phù hợp, không gây áp lực tài chính cho người sử dụng.
Đặc biệt, niềng răng có thể khắc phục tốt nhiều vấn đề về nha khoa như răng hô, móm, mọc khấp khểnh, xô lệch. Từ đó giúp khuôn mặt trở nên cân đối hơn, nụ cười có tính thẩm mỹ cao hơn và gia tăng sự tự tin trong giao tiếp.
Bên cạnh những lợi ích thiết thực nói trên thì trong quá trình niềng răng bằng khí cụ, bạn có thể phải đối diện với một số tác dụng không mong muốn.
Viêm nhiễm vùng lợi
Việc vệ sinh ở khu vực gắn mắc cài thường gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khí cụ có thể cọ xát lên vùng nướu nếu bị bong ra hoặc xô lệch. Do đó nguy cơ viêm nhiễm vùng lợi là điều rất dễ xảy ra.
Sâu răng
Sâu răng cũng là vấn đề bất cập có nguy cơ cao trong giai đoạn niềng răng. Hệ thống mắc cài khiến bàn chải khó tiếp cận các góc hẹp và xử lý triệt để mọi mảng bám. Khi đó, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển trên giá thể này và sâu răng sẽ là hệ quả tất yếu.
Biến đổi cấu trúc xương hàm theo hướng tiêu cực
Khi niềng răng không chuẩn quy trình, sai kỹ thuật, sử dụng lực siết quá mạnh thì cấu trúc xương hàm có thể biến đổi theo chiều hướng xấu. Khi đó, khuôn mặt của bạn trở nên thiếu cân đối hoặc chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm.
Cứng khớp
So với các tác dụng phụ nói trên thì cứng khớp hiếm gặp hơn. Tác dụng phụ này liên quan trực tiếp đến cách thức niềng răng (thao tác không đúng chuẩn).
Khi gặp phải vấn đề trên, phần răng bị cứng khớp không thể di dời trong khi đó các răng kế bên vẫn dịch chuyển tốt. Hệ quả là gây hở kẽ răng, thưa răng.
Mất canxi răng
Việc lười vệ sinh khiến mảng bám ngày một dày thêm, vi trùng sinh sôi nảy nở, làm hỏng men răng, hủy hoại cấu trúc và mất canxi răng nhanh chóng.
Hóp má, khiến gò má bị cao
Đây là tình trạng rất phổ biến và thường xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng. Hầu hết các trường hợp niềng răng bị hóp má đều sẽ cải thiện trong giai đoạn sau này, khi quá trình niềng răng đã hoàn thiện.
Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng niềng răng bị gò má cao, đó là:
Nhổ răng để chỉnh nha
Khi chỉnh nha, đa phần các trường hợp đều có can thiệp nhổ răng. Khi răng mất đi, cung hàm biến đổi, chức năng nâng đỡ và định hình vùng má sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, da và cơ sẽ bị hõm vào trong và khiến cho gò má trông cao hơn bình thường.
Niềng răng sai cách
Khi bạn chỉnh nha ở những địa chỉ không đảm bảo, người can thiệp có tay nghề kém, trình độ chuyên môn hạn chế thì có thể siết răng với lực quá mạnh hoặc dùng dây cung quá thô, gây áp lực lớn. Hệ quả là khiến răng dễ bị lung lay, tiêu răng, hóp má và gây ra tình trạng gò má cao.
Dùng mắc cài chất lượng thấp
Khi khí cụ có chất lượng dưới ngưỡng thì dù bác sĩ can thiệp có tay nghề giỏi, việc căn chỉnh lực kéo khi niềng vẫn gặp nhiều khó khăn, độ chuẩn xác không cao. Vậy nên răng có thể bị lung lay, dần dà gây mất răng và khiến gò má trông cao hơn hẳn.
Dinh dưỡng hạn chế
Trong giai đoạn đầu của niềng răng, người can thiệp chưa quen với khí cụ, phải nhổ nhiều răng và chịu lực siết của dây cung nên thường xuyên đau nhức, khó chịu. Vậy nên việc ăn uống gặp rất nhiều cản trở, dễ sinh cảm giác chán ăn. Hệ quả là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng rất dễ xảy ra, khiến cân trọng sụt giảm, làm cho má tiêu bớt mỡ, hóp lại và khiến gò má trông cao hơn bình thường.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi niềng răng, chế độ sinh hoạt sẽ có nhiều thay đổi. Người dùng gặp bất tiện khi dùng khí cụ, chưa thích ứng với chế độ ăn và lịch sinh hoạt mới nên tâm lý có nhiều biến động. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cân trọng và gây ra hệ quả nói trên.
Thay đổi cách nhai thức ăn
Khi niềng răng bằng khí cụ, người can thiệp dùng thực phẩm mềm, không cần nhai nhiều, dễ nuốt. Chính vì vậy, cơ nhai vùng hàm cùng các cơ vùng má sẽ hoạt động hạn chế và có nguy cơ bị teo, chảy xệ. Điều này cũng khiến phần lưỡng quyền nhô cao, dễ thu hút sự chú ý của người đối diện.
Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng niềng răng bị gò má cao, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Niềng răng bị gò má cao nếu do ảnh hưởng về mặt dinh dưỡng, tâm lý và nhổ răng thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu do chỉnh răng sai cách, sử dụng khí cụ không đảm bảo thì hệ quả sẽ khó lường. Do đó ngay từ đầu, bạn hãy tìm hiểu kỹ về nơi cung cấp dịch vụ để loại trừ mọi rủi ro không đáng có.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.