Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu ung thư không?

Ngày 04/10/2022
Kích thước chữ

Hạch là một phần quan trọng trong cơ thể con người. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện bất cứ bệnh lý nào thì cũng gây nổi hạch. Vậy nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không?

Nổi hạch dưới cằm là bệnh lý thường gặp ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nổi hạch tại vị trí này. Rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng và nghi ngờ liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư hay không. Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Nổi hạch dưới cằm là gì? 

Hạch dưới cằm là một phần rất nhỏ trong hệ thống hạch bạch huyết. Chúng có tác dụng kiểm soát sự lưu thông của dòng dịch hạch và sản xuất protein. Đồng thời, hạch còn có chức năng ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài như: Virus, vi khuẩn và bụi bẩn,... gây bệnh cho con người. 

Vì vậy, khi cơ thể bị tấn công bởi quá nhiều tác nhân có hại, hạch bạch huyết sẽ phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến cho hạch bị sưng lên, to khoảng 2 - 3cm và sẽ tự động xẹp xuống khi hệ miễn dịch trở lại bình thường. 

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu ung thư không? 1 Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Nổi hạch dưới cằm là dấu hiệu của bệnh gì? 

Nổi hạch dưới cằm không phải là một bệnh lý mà chỉ được coi là một triệu chứng. Vì vậy, muốn chữa dứt điểm tình trạng sưng hạch bạch huyết, người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra dấu hiệu này. Một số bệnh lý phổ biến kéo theo tình trạng sưng hạch dưới cằm có thể kể đến là: 

  • Cảm cúm.
  • Nhiễm vi khuẩn hay virus gây hại
  • Nhiễm trùng tại răng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Viêm xoang.
  • Nhiễm trùng tai.
  • Viêm họng hay viêm amidan.
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng da.
  • Viêm mô tế bào vùng mặt.
  • Người mắc bệnh sởi, thủy đậu.
  • Người mắc các bệnh như HIV, giang mai, lậu, chlamydia hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân.
  • Lao hạch.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác cũng có thể gây nổi hạch dưới cằm như: Hạch lao, hạch Hodgkin, rối loạn hệ thống miễn dịch (lupus, viêm khớp dạng thấp) và dị ứng thuốc.

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu ung thư không? 2 Trẻ em mọc răng cũng có thể gây nổi hạch dưới cằm 

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia, tin đồn “Nổi hạch dưới cằm có phải là dấu hiệu của ung thư không?” không phải là đúng hoàn toàn. Bệnh ung thư gây nổi hạch là tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân là do người bệnh thường nhầm lẫn các khối u với hạch nổi. Trên thực tế, chỉ có một số bệnh lý ung thư gây nổi hạch dưới cằm như: 

Ung thư vòm họng 

Các khối hạch xuất hiện bất thường là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng cũng như cảnh báo vị trí khối u di căn. Khác với các khối u lành tính do viêm họng, viêm tai hoặc viêm răng, miệng, các khối u ác tính sẽ phát triển kích thước một cách nhanh chóng, không có bờ rõ ràng. Chúng rất khó di chuyển và tụ lại thành một khối lớn. Một số khối u có đầu rõ ràng và tụ mủ, nhưng cũng có trường hợp khối u chỉ sưng đỏ, khi sờ vào có cảm giác đau. 

Ung thư hạch 

Rất ít trường hợp hạch tự hình thành khối u ác tính mà thường do di căn hoặc ung thư thứ phát do các bệnh lý ung thư khác để lại. Trong đó, hạch ở góc hàm là vị trí dễ bị di căn đầu tiên.

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu ung thư không? 3 Ung thư hạch có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào

Ung thư tuyến giáp 

Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các loại bệnh vùng đầu, cổ. Khi bị ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, nuốt không trôi do hạch quá lớn chèn ép lên cổ họng và dây thanh quản. Một số người bệnh còn bị mất tiếng, mất ngủ và suy nhược cơ thể trong thời gian dài. 

Điều trị nổi hạch dưới cằm như thế nào? 

Với những loại hạch lành tính, người bệnh không cần quá lo lắng vì hạch sẽ tự động xẹp xuống chỉ trong 3 - 4 ngày. Chỉ khi hạch nổi trong thời gian dài mà không có dấu hiệu biến mất, hoặc bệnh nhân phát hiện bản thân có các dấu hiệu bất thường thì mới cần tới thăm khám bác sĩ. 

Nếu hạch chỉ nổi do phản ứng viêm thông thường như viêm họng và viêm amidan thì sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh làm giảm viêm. Bạn cũng có thể kết hợp chườm nóng để hạch xẹp xuống nhanh hơn. 

Nếu nghi ngờ hạch sưng do ung thư, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số các chẩn đoán bệnh như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh,.... Ung thư sẽ được chữa trị bằng cách ghép tủy xương, phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Việc phát hiện ung thư càng sớm thì quá trình chữa trị càng đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, công sức của người bệnh và gia đình. Hơn nữa, tỷ lệ sống sót sau điều trị cũng cao hơn, người bệnh không phải đối mặt với quá nhiều tác dụng phụ của thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý.

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu ung thư không? 4 Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị nổi hạch do viêm 

Nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Nổi hạch dưới cằm chỉ thực sự nguy hiểm khi nó đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường của cơ thể. Vì vậy, bạn nên quan tâm tới sức khỏe của bản thân nhiều hơn khi phát hiện hạch sưng dưới cằm nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin