Long Châu

Nổi mề đay quanh mắt có nguy hiểm không?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nổi mề đay quanh mắt gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và bệnh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay quanh mắt khiến vùng da quanh mắt bị khô, đỏ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu bệnh không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách thì tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh nổi mề đay quanh mắt và bệnh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh mắt

Nổi mề đay quanh mắt là một trong những bệnh lý thuộc viêm da dị ứng mãn tính. Bệnh có xu hướng phát triển dữ dội và tự hết sau một thời gian nhất định nhưng lại dễ tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng thường thấy là vùng da quanh mắt có dấu hiệu đỏ ửng, ngứa, nóng và xuất hiện tình trạng khô da, tróc vảy.

Mề đay phát triển từ nhẹ đến nặng trong một khoảng thời gian khá ngắn. Nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ gặp phải một vài biến chứng khá nghiêm trọng, gây mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Nguyên nhân chính gây ra nổi mề đay quanh mắt là do vùng da quanh mắt của bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Khi bị xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng để chống lại những tác nhân gây hại đó. Điều này khiến vùng da quanh mắt sẽ nổi mề đay. Đồng thời, vùng da này cũng trở nên ngứa ngáy, đỏ ửng, khó chịu.

Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh mắt Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh mắt

Bên cạnh đó, bệnh lý nổi mề đay quanh mắt cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:

  • Dị ứng do tiếp xúc: Khi sử dụng hay tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, lông thú nuôi, hóa chất, mạt nhà, nước sinh hoạt bẩn,  khói bụi, phấn hoa,…bệnh nhân thường có thói quen dụi mắt. Khi dụi mắt, sẽ gây tổn thương mạnh và tình trạng phản ứng dị ứng da sẽ xuất hiện tại vùng da quanh mắt. Đồng thời gây nên  tình trạng nổi mề đay quanh mắt.
  • Nổi mẩn ngứa theo mùa: Khi thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh, không khí ẩm mốc, hanh khô, oi bức… cũng là những điều kiện thích hợp để tình trạng dị ứng, mề đay xuất hiện. Khi đó, không chỉ riêng vùng da xung quanh mắt mà những vùng da khác ở chân, tay hoặc toàn cơ thể cũng có khả năng bị nổi mề đay kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng với liều lượng không đúng cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có nổi mề đay quanh mắt. Bên cạnh đó, nếu cơ thể bị dị ứng với những thành phần của thuốc, vùng da quanh mắt cũng sẽ có dấu hiệu sưng mí, nổi mẩn đỏ quanh mắt gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dị ứng với thực phẩm: Các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng, rượu. bia… là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng khiến bệnh nhân bị nổi mề đay quanh mắt.
  • Lupus ban đỏ dị ứng: Lupus ban đỏ dị ứng là một bệnh lý tự miễn liên quan đến di truyền. Bệnh lý này khiến cho vùng da trên sống mũi nổi ban đỏ, tiếp đến lan rộng sang vùng da quanh sống mũi, hai bên cánh mũi và vùng da quanh mắt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng đi kèm như: Sốt, giảm cân không rõ lý do, mệt mỏi, đổ mồ hôi vào ban đêm, đau khớp, đau cơ,…
  • Chấn thương vật lý: Những chấn thương vật lý lên những vùng xung quanh mắt như: Cọ xát, trầy xước, côn trùng đốt nhiều… đều có thể gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa quanh vùng mắt.

Dấu hiệu nhận biết mắt bị nổi mề đay

Vùng da xung quanh mắt khá mỏng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng, vì thế mà tình trạng nổi mề đay quanh mắt thường có các biểu hiện phổ biến như sau:

  • Da bị khô, bong vảy.
  • Xung quanh mắt bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ, sẩn phù.
  • Ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
  • Những triệu chứng này có thể ở một bên mắt hoặc cả hai bên mắt.
  • Kéo dài mí mắt và vùng da quanh mắt có thể bị lichen hóa, chai sạn và dày lên.
Dấu hiệu nhận biết mắt bị nổi mề đay Dấu hiệu nhận biết mắt bị nổi mề đay.

Trong trường hợp nổi mề đay quanh mắt do các tác nhân gây dị ứng, triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ. Bệnh do cơ địa, hệ miễn dịch thì các triệu chứng sẽ xuất hiện kéo dài trong nhiều ngày. Mề đay, mẩn ngứa xung quanh mắt chỉ giảm khi bệnh nhân xác định được nguyên nhân, tránh xa tác nhân gây dị ứng và điều trị kịp thời, đúng cách.

Nổi mề đay xung quanh mắt có nguy hiểm không?

Nổi mề đay quanh mắt không phải là một bệnh lý truyền nhiễm, do vậy bệnh sẽ không lây lan khi tiếp xúc với bệnh nhân thông qua các đường ăn uống, trò chuyện,…. Tuy nhiên, bệnh lý này xu hướng tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi nên bệnh nhân phải hết sức chú ý và thận trọng.

Nổi mề đay xung quanh mắt cũng sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Chỉ khi bệnh nhân để bệnh kéo dài, chữa trị sai cách,… thì bệnh mới gây ra các biến chứng nặng như nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng da, khó ngủ, viêm dây thần kinh,...

  • Nhiễm trùng mắt: Thường xuất hiện khi bệnh nhân dùng tay gãi, chạm hoặc chà xát vào vùng da xung quanh mắt đang bị nổi mề đay. Điều này làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mắt và gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng da: Cũng xuất hiện khi bệnh nhân bị nổi mề đay xung quanh mắt dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh, khiến da bị tổn thương và tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào và gây nhiễm trùng.
  • Khó ngủ: Biến chứng này cũng là biến chứng khá phổ biến. Nguyên nhân phổ biến là do khi bị nổi mề đay, vùng da quanh mắt ngứa ngáy và khó chịu, mí mắt thì nặng nề nên gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ nhưng thường xuyên bị thức giấc.
Nổi mề đay xung quanh mắt gây khó ngủ. Nổi mề đay xung quanh mắt gây mất ngủ.
  • Viêm dây thần kinh: Đây là biến chứng cũng khá thường gặp. Khi bệnh nhân bị nổi mề đay quanh mắt, chà xát hoặc gãi liên tục vào vùng da bị tổn thương sẽ càng làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời cũng khiến da bị đổi màu hoặc sạm đi.

Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân, biểu hiện, độ nguy hiểm của bệnh nổi mề đay quanh mắt để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm