Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nước tiểu có màu hồng: Nguyên nhân gây ra tình trạng này và một số lưu ý

Ngày 23/01/2024
Kích thước chữ

Màu sắc nước tiểu thay đổi thường gây ra do thức ăn, nước uống, thuốc,... Nếu tình trạng này kéo dài và trở nên trầm trọng hơn, nó có thể là nguyên nhân cho thấy đã có vấn đề bệnh lý xảy ra bên trong cơ thể. Vậy nguyên nhân nào khiến nước tiểu có màu hồng?

Nước tiểu màu hồng là một tình trạng thường gặp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu hồng, làm gì khi gặp phải tình trạng này? Đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu rõ về vấn đề này nhé.

Nước tiểu có những màu nào?

Màu sắc của nước tiểu thay đổi theo tần suất, thời điểm bạn đi tiểu trong ngày nhưng cũng có thể thay đổi do sắc tố có trong thức ăn hay sử dụng một số loại thuốc. Đôi khi sự thay đổi màu sắc nước tiểu là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc y tế.

nuoc-tieu-co-mau-hong-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-nay-va-mot-so-luu-y 1
Sự thay đổi màu sắc nước tiểu có thể là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe

Nước tiểu thông thường có màu vàng nhạt, khi bạn uống nhiều nước, màu vàng nhạt hơn, gần như là trong suốt. Khi uống ít nước, nước tiểu đậm màu, có thể vàng đậm hoặc thậm chí có màu nâu. Cụ thể hơn màu sắc nước tiểu được phân loại như sau:

  • Trong suốt hoàn toàn: Màu nước tiểu hoàn toàn trong suốt thường là dấu hiệu của việc bạn đang uống đủ nước. Điều này chứng tỏ bạn duy trì một chế độ uống nước đủ hàng ngày.
  • Vàng nhạt hay gần trong: Màu vàng nhạt thường là dấu hiệu rất tích cực, cho thấy bạn đang duy trì sự cân bằng nước cơ thể khỏe mạnh.
  • Màu vàng đậm: Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu rằng bạn đang uống ít nước hơn cần thiết. Điều này có thể dẫn đến việc cơ thể bạn không thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn và chất thải bên trong.
  • Màu cam: Nước tiểu màu cam thường là kết quả của một số loại thức ăn hoặc vitamin, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc bạn cần uống thêm nước. Nếu màu cam kéo dài và không có lý do rõ ràng, bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Màu cam đậm hoặc nâu: Nếu màu nước tiểu của bạn là cam đậm hoặc nâu, có thể là dấu hiệu của việc bạn không uống đủ nước hoặc có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe của gan mật.
  • Màu nâu đậm hoặc đen: Màu nước tiểu này có thể liên quan đến các vấn đề tại gan, tiêu cơ vân, hoặc alkapton niệu. Đây là một dấu hiệu nên thăm bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe gan và các hệ thống cơ quan khác của cơ thể.
  • Màu hồng hoặc đỏ: Màu nước tiểu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu của máu trong nước tiểu. Có thể là do các vấn đề như nhiễm trùng tiết niệu hoặc do sử dụng một số loại thuốc hay thức ăn nhất định.
  • Màu xanh dương hoặc xanh lá: Màu xanh dương hoặc xanh lá thường là kết quả của việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều thuốc nhuộm hoặc do thuốc. Nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nước tiểu đục: Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, khi vi khuẩn hoặc chất béo xuất hiện trong nước tiểu.
  • Nước tiểu màu trắng hoặc giống sữa: Màu sắc này có thể là dấu hiệu của dưỡng trấp niệu, là một tình trạng mà những protein lớn xuất hiện trong nước tiểu.

Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu hồng

Thông thường, nước tiểu có màu hồng hay đỏ sẽ không bao giờ xuất hiện nhưng nếu có tình trạng này xảy ra thì nó có thể là dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện của máu trong nước tiểu, còn gọi là tiểu máu. 

Đôi khi máu xuất hiện trong nước tiểu nhưng chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, trường hợp này gọi là tiểu máu vi thể, chỉ được phát hiện bằng việc soi dưới kính hiển vi.

nuoc-tieu-co-mau-hong-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-nay-va-mot-so-luu-y 2
Máu xuất hiện trong nước tiểu nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường gọi là tiểu máu vi thể

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến bao gồm cả vấn đề bệnh lý và không bệnh lý dẫn đến màu nước tiểu chuyển sang hồng hoặc đỏ:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các bệnh nhiễm trùng tại bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm cả bàng quang và niệu quản, có thể gây tổn thương và dẫn đến xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Sỏi thận: Sỏi thận có thể làm tổn thương niệu quản hoặc thậm chí gây ra chảy máu khi chúng di chuyển qua hệ thống tiết niệu.
  • Khối u tại đường tiểu: Một khối u trong đường tiểu có thể gây tổn thương và chảy máu.
  • Vận động thể thao quá mức: Hoạt động thể thao cường độ cao có thể gây tổn thương cơ bắp và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của máu trong nước tiểu.
  • Rò rỉ máu từ các cơ quan tiết niệu: Vấn đề tại thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo có thể dẫn đến rò rỉ hoặc chảy máu vào nước tiểu.
  • Thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể gây ra màu nước tiểu đỏ hoặc hồng như Phenazopyridine hoặc thuốc kháng sinh như Rifampicin.
  • Thức ăn: Ăn các loại thực phẩm có sắc tố đỏ hoặc hồng tự nhiên như củ cải đường, quả việt quất cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
nuoc-tieu-co-mau-hong-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-nay-va-mot-so-luu-y 3
Các vấn đề xảy ra tại thận là một trong những nguyên nhân làm đổi màu nước tiểu

Trong những trường hợp do các vấn đề không bệnh lý (thức ăn hay thuốc), màu hồng sẽ biến mất sau vài ngày hoặc sau khi bạn ngừng sử dụng chúng.

Một số điều cần lưu ý để tránh tình trạng trên

Những người có nhiều nguy cơ có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có màu hồng bệnh lý là những người mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bất thường về giải phẫu trên hệ tiết niệu. 

Tiền sử gia đình mắc bệnh tiết niệu và một số tình trạng di truyền cũng có thể dẫn đến tình trạng trên. Tức là bạn có thể có nhiều nguy cơ hơn nếu bạn mắc các bệnh lý về thận như sỏi thận, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tại cơ quan này. Khi đó bạn cần sự tư vấn của bác sĩ và được chăm sóc y tế một cách kịp thời.

Nguy cơ cũng tăng cao hơn nếu dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu và một số loại thuốc giảm đau. Khi đang sử dụng thuốc mà gặp sự thay đổi như vậy, bạn có thể liên hệ với dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn.

Bên cạnh đó còn có một số thói quen làm cho nước tiểu có màu hồng như liệt kê dưới đây:

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa các chất hóa học độc hại có thể tác động đến hệ tiết niệu và làm tăng nguy cơ xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Lạm dụng các loại thuốc giảm đau gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trong đó có các vấn đề về đường tiểu.
  • Tiếp xúc hoặc có tiền sử tiếp xúc với bức xạ và một số hóa chất: Những người tiếp xúc thường xuyên với bức xạ hoặc hóa chất có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu.
  • Rủi ro liên quan đến nghề nghiệp: Các nghề như làm việc, tiếp xúc với kim loại, khói, thuốc nhuộm, cao su cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện bệnh về đường tiểu.
  • Hoạt động thể dục, tình dục quá mạnh: Hoạt động thể dục cường độ cao hoặc các hoạt động tình dục mạnh có thể gây tổn thương và xuất hiện máu trong nước tiểu.
nuoc-tieu-co-mau-hong-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-nay-va-mot-so-luu-y 4
Hút thuốc lá không tốt cho hệ tiết niệu

Để giảm nguy cơ xuất hiện màu nước tiểu thay đổi, hay nước tiểu có màu hồng, quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng nước bên trong cơ thể bằng cách duy trì chế độ uống đủ nước. Đồng thời, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tổng thể và trao đổi với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào trong màu sắc nước tiểu khiến bạn lo lắng.

Nước tiểu có màu hồng là sự thay đổi màu sắc đặc biệt và không bình thường. Điều quan trọng là biết được nguyên nhân gây ra sự thay đổi này và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ một cách kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nước tiểu có màu hồng và biết được cách xử trí phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Nước tiểu đậm màu có bị sao không?

Vì sao nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng?

Sỏi niệu quản: Các hạt rắn trong hệ tiết niệu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin