Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nước tiểu đậm màu có bị sao không? Dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Màu sắc của nước tiểu có thể báo động được tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nước tiểu đậm màu có bị sao không và có nguy hiểm gì hay không?

Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt nhưng nếu nước tiểu có màu đậm thì phải chăng đây là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó của cơ thể? Với những ai đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc "nước tiểu đậm màu có bị sao không?" và cung cấp thêm những thông tin tham khảo hữu ích khác.

Nhận biết nước tiểu đậm màu

Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt do có sự pha trộn của nước và chất bài tiết. Trong nước tiểu có chất bài tiết như urea, muối và các hợp chất khác, khi được bài tiết ra thường sẽ giữ nguyên màu vàng nhạt. Vậy nên khi nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, màu nâu, màu hồng, màu xanh hoặc tím thì đó là những màu sắc bất thường trong nước tiểu, có thể là những dấu hiệu không tốt của cơ thể.

Nước tiểu đậm màu có bị sao không? Dấu hiệu của bệnh gì? 2
Màu sắc bất thường của nước tiểu

Nước tiểu đậm màu có bị sao không? Dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu đậm màu thường có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra nếu nước tiểu có màu đậm:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm nhiễm đường tiết niệu là một bệnh dễ xảy ra ở nữ giới. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm, bị tổn thương sẽ khiến nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. Nếu viêm nặng thì nước tiểu bị đục do có chứa mủ hoặc máu.
  • Bị thiếu nước: Khi cơ thể không bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho nước tiểu bị đặc và có màu đậm. Nên nhanh chóng uống đủ nước để giải quyết tình trạng này.
  • Viêm thận: Nước tiểu đậm màu có thể là biểu hiện của bệnh thận, chẳng hạn như sỏi thận hoặc thận viêm.
  • Viêm gan: Màu nước tiểu đậm có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như là triệu chứng của bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Do suy giảm chuyển hóa bilirubin khiến nồng độ chất này trong máu tăng cao và cần thải ra ngoài nên khiến nước tiểu có màu đậm.
Nước tiểu đậm màu có bị sao không? Dấu hiệu của bệnh gì? 3
Màu nước tiểu đậm có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến gan
  • Do cơ thể mắc một số bệnh lý: Nhiễm độc, sốt siêu vi, sốt rét, nhiễm cầu khuẩn làm nước tiểu trở nên đậm hơn.
  • Các bệnh ung thư: Các bệnh ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt, thận, tuyến tụy,... sẽ làm cho nước tiểu bị đậm màu.
  • Ăn thức ăn đậm màu: Thức ăn đậm màu có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu.
  • Hội chứng Porphyria: Khi nước tiểu có màu hoặc nâu thì đây là có thể một rối loạn di truyền hiếm gặp của các tế bào hồng cầu. 
  • Sỏi bàng quang: Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu làm tổn thương bàng quang nên gây ra nước tiểu đậm màu.

Cách giải quyết khi nước tiểu đậm màu

Nước tiểu đậm màu do nhiều nguyên nhân cũng như do các bệnh lý khác nhau được liệt kê ở trên. Khi nhận thấy nước tiểu có màu đậm thì bạn nên quan sát để xem có phải nguyên nhân do:

  • Lượng nước bổ sung mỗi ngày quá ít, uống quá ít nước lọc mỗi ngày.
  • Ăn nhiều các thực phẩm đậm màu làm ảnh hưởng đến màu của nước tiểu. 
  • Ảnh hưởng từ các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh đã và đang uống.

Bạn có thể giải quyết và hạn chế nước tiểu đậm màu bằng cách: 

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Tùy vào cân nặng của mỗi người mà lượng nước cần thiết nạp vào cơ thể là khác nhau. Tuy nhiên theo khuyến nghị bạn nên uống khoảng 2 lít nước/ngày.
  • Thay đổi thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày lành mạnh hơn hơn bằng cách ổ sung nhiều rau củ, hạn chế ăn các thức ăn có tính nóng, có quá nhiều gia vị dầu mỡ.
  • Hạn chế uống các thức có cồn như rượu bia, thực hiện lối lành mạnh.
Nước tiểu đậm màu có bị sao không? Dấu hiệu của bệnh gì? 4
Bổ sung lượng nước cần thiết để hạn chế nước tiểu đậm màu

Nếu bạn đã làm theo các bước trên nhưng nước tiểu vẫn có dấu hiệu đậm màu hoặc đục và có lẫn máu thì bạn nên đi khám để phát hiện nguyên nhân và được chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Như vậy thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin cho câu hỏi nước tiểu đậm màu có bị sao không. Và đừng nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn nhé!

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: vimec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm