Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ở cữ bao lâu được ra ngoài?

Ngày 12/08/2022
Kích thước chữ

Phụ nữ mới sinh thường được khuyên nên ở trong phòng kín gió, không nên ra ngoài. Nhưng ở trong nhà quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của sản phụ. Vậy ở cữ bao lâu được ra ngoài?

Phụ nữ xưa kia phải tuân thủ chế độ kiêng cữ hà khắc đúng 3 tháng 10 ngày, trong đó bao gồm cả việc sản phụ không được ra ngoài. Quan niệm này được các chị em phụ nữ hiện đại “phản đối kịch liệt”. Nhưng ở cữ bao lâu được ra ngoài thì nhiều sản phụ vẫn đang hoang mang vì chưa biết câu trả lời chính xác. Nếu bạn cũng là một trong số đó, cùng đi tìm lời giải nhé!

Ở cữ là gì?

Ở cữ là gì? Khái niệm này không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Ai cũng hiểu rằng đây là khoảng thời gian cần thiết và bắt buộc đối với sản phụ mới sinh. Khoảng thời gian này, họ sẽ chủ yếu tập trung vào việc bồi bổ, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Để có một sức khỏe tốt, nhanh bình phục, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề kiêng cữ. Đó có thể là việc kiêng ăn, kiêng uống, kiêng tắm gội và cả kiêng ra ngoài. 

Thời gian ở cữ là khoảng thời gian đủ để sức khỏe sản phụ đã hồi phục đáng kể và họ có thể bắt nhịp với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Theo quan điểm hiện đại, thời gian ở cữ kéo dài khoảng 1 tháng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sản phụ phải kiêng khem trong tròn 1 tháng. Vậy ở cữ bao lâu được ra ngoài?

ở cữ bao lâu được ra ngoài 1 Ở cữ không có nghĩa là phải kiêng khem quá lâu và hà khắc

Tại sao sản phụ mới sinh nên kiêng ra ngoài?

Việc sản phụ mới sinh nên kiêng ra ngoài thực chất là kiêng gió, kiêng các tác nhân có thể tấn công gây bệnh với cơ thể yếu ớt của sản phụ. Phụ nữ mới sinh nên kiêng ra ngoài vì: 

  • Khi mới sinh, khí huyết của người mẹ giảm đi đáng kể, thân nhiệt chưa ổn định. Nếu chẳng may tiếp xúc với những cơn gió lạnh hoặc gió độc, nguy cơ cảm lạnh, nhiễm lạnh, cảm cúm là rất cao. 
  • Trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh, hệ miễn dịch của sản phụ chưa phục hồi. Nếu ra ngoài, chẳng may tiếp xúc với mầm bệnh, sản phụ dễ bị lây bệnh hơn những người bình thường. Nguy hiểm hơn là mầm bệnh từ sản phụ lại lây sang em bé. 
  • Khi mới sinh, người phụ nữ vẫn phải trải qua cảm giác đau đớn thêm một thời gian nữa. Thậm chí nhiều sản phụ bị ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc gây mê còn bị đau lưng, đau hông kéo dài nhiều tháng sau sinh. Để cảm giác đau đớn sớm chấm dứt, những ngày mới sinh chị em nên nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Đi lại nhiều sẽ khiến những cơn đau kéo dài. 

Ở cữ bao lâu được ra ngoài?

Với câu hỏi “Ở cữ bao lâu được ra ngoài?”, các bác sĩ khuyên chị em rằng: Việc kiêng gió, tránh ra ngoài sau sinh là cần thiết, nhưng không cần quá lâu như quan điểm dân gian. Khi bào sản phụ mới sinh có thể ra ngoài phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phục hồi, hoàn cảnh của từng sản phụ. 

Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là sau sinh ít nhất 3 tuần sản phụ mới nên ra ngoài. Khoảng thời gian này đủ để các vết khâu tầng sinh môn, vết mổ đã lành dần. Cảm giác đau hông, đau lưng cũng giảm đi đáng kể. Những sản phụ sinh thường nhanh hồi phục sau sinh hơn nên có thể ra ngoài sớm hơn sản phụ sinh mổ. 

ở cữ bao lâu được ra ngoài 2 Sản phụ muốn biết ở cữ bao lâu được ra ngoài bởi ở trong nhà quá lâu khiến họ mệt mỏi

Tại sao sản phụ không nên ở trong nhà quá lâu?

Đến đây, chị em đã biết ở cữ bao lâu được ra ngoài rồi chứ? Quan điểm y học hiện đại không khuyên các chị em ở trong nhà quá lâu. Lý do là: 

  • Mẹ sau sinh thường bận rộn với con cái, bỉm sữa từ sáng đến tối. Nếu ở trong nhà cả ngày trong một thời gian dài, sớm muộn gì mẹ cũng bị stress thậm chí trầm cảm sau sinh. Nguy cơ stress và trầm cảm sẽ cao hơn với những sản phụ lần đầu làm mẹ. 
  • Nếu ở trong nhà quá lâu, cơ thể người mẹ càng ốm yếu và thiếu sức sống. Sau 3 tuần, thi thoảng ra ngoài để sưởi nắng và hít gió trời cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho xương khớp. 
  • Nhiều gia đình không những ngăn cản sản phụ ra ngoài mà còn đóng kín phòng 24/24 để tránh gió lùa. Việc này vô tình khiến nấm và vi khuẩn phát triển có thể gây bệnh cho cả mẹ và bé. 

Sản phụ trong thời gian ở cữ ra ngoài cần lưu ý gì?

Theo các bác sĩ, điều những bà mẹ mới sinh cần quan tâm không chỉ là ở cữ bao lâu được ra ngoài mà còn là khi ra ngoài cần lưu ý gì. Theo lời khuyên của bác sĩ, sản phụ nên: 

  • Mặc quần áo dài tay, có thể bịt tai và đi tất chân để tránh gió lùa vào, hạn chế nguy cơ bị nhiễm lạnh. 
  • Nếu những vết thương trên cơ thể còn đau, mẹ nên cố gắng đi lại nhẹ nhàng.
  • Không nên ra ngoài quá lâu, đặc biệt không nên đến những nơi quá đông người phải chen lấn, xô đẩy. Đây là những nơi tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất cao. 
  • Khi thời tiết quá mưa hoặc quá nắng, sản phụ không nên ra ngoài để tránh bị cảm nắng hoặc cảm gió. 
ở cữ bao lâu được ra ngoài 3 Sản phụ ở cữ ra ngoài nên mặc kín gió và đi tất

Kiêng gió đúng cách cho sản phụ mới sinh

Sản phụ ở cữ không phải kiêng ra ngoài tuyệt đối, đồng thời cũng cần kiêng gió một cách khoa học. Như đã nói ở trên, đóng kín cửa phòng 24/24 tưởng không hại mà hại không tưởng. Sản phụ chỉ cần lưu ý: 

  • Không gian phòng nghỉ thoáng mát, đủ ánh sáng và tránh ẩm thấp. 
  • Phòng có thể có gió lưu thông nhưng tránh gió mạnh lùa vào, đặc biệt là gió sớm và gió khuya. 
  • Sản phụ không nên ở trong phòng kín 24/24. Thi thoảng mẹ sau sinh vẫn nên thay đổi vị trí, đi lại ngoài phòng khách để đầu óc thoải mái, giảm cảm giác tù túng, căng thẳng. 
  • Vào mùa hè nóng nực, bạn hoàn toàn có thể dùng điều hòa với nhiệt độ thích hợp từ 26 đến 28 độ C. Gió điều hòa giúp mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon hơn. 

Vậy ở cữ bao lâu được ra ngoài? Kiêng khem là cần thiết nhưng đừng quá mức bạn nhé! Sau khoảng 3 tuần nghỉ ngơi trong nhà, nếu đã hồi phục, sản phụ có thể chọn thời điểm thích hợp để ra ngoài dạo bộ. Đừng quên che chắn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin