Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?

Ngày 13/10/2022
Kích thước chữ

Ốc sên là loài được tìm thấy ở khắp mọi nơi, nhất là ở trong vườn và những người làm vườn thường không thích chúng. Có rất nhiều thắc mắc xung quanh ốc sên ví dụ như: Ốc sên có ăn được không và ăn ốc sên có tốt không?

Nhiều người cho rằng ốc sên rất bẩn và độc nên không thể ăn. Thực chất, loài sinh vật này cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem liệu ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không nhé!

Tìm hiểu về loài ốc sên

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?1
Ốc sên là loài sinh vật phổ biến trên thế giới

Loài ốc sên đã quá quen thuộc với con người. Chúng có tên khoa học là Gastropoda, tên thông dụng là Gastropod, động vật chân bụng, sên, ốc sên. 

Các dinh dưỡng có trong loài ốc sên:

  • Magie 212 mg.
  • Mangan 23,3 mg.
  • Đồng 0,34 mg.
  • Sắt 2,98 mg.
  • Phốt pho 231 mg.
  • Vitamin E 4,25 mg.
  • Đạm 13,69 mg.
  • Vitamin B12.
  • Choline 55,2 mg.
  • Vitamin B6.

Ốc sên với 10.000 loài và 400 họ sống, là phân nhóm nhuyễn thể lớn nhất. Ốc sên phân bố ở mọi nơi trên toàn cầu, cả ở dưới nước và trên cạn. Một số loài ốc có toàn bộ vỏ bên trong và được bao phủ bởi da. Riêng các nhóm thiếu lớp bảo vệ của vỏ chẳng hạn như loài nudibranch sẽ được nhuộm màu công phu để giúp chúng hòa trộn với màu nền tương tự và cảnh báo những kẻ săn mồi nguy hiểm.

Loài ốc có 1 - 2 cặp xúc tu ở trên đầu. Với ốc sên trên cạn, mắt được mang trên đầu bộ xúc tu, có chiều rộng bằng 75% chiều rộng của mắt. Bộ xúc tu thứ hai hoạt động như các cơ quan khứu giác. Ốc sên có hạch não, một loại não nguyên thủy được chia thành bốn phần. Cấu trúc này đơn giản so với não của các loài động vật có vú khác như chim và bò sát.

Chế độ ăn

Ốc sên tiêu thụ nhiều loại thức ăn khác nhau trong tự nhiên như trái cây, thảm thực vật có lá, xác và phân. Ốc sên tạo ra thiệt hại cho cây trồng nông nghiệp.

Vòng đời

Một số loài ốc sên đẻ trứng chứa nhiều noãn hoàng, trứng có thể phát triển ở trong cơ thể hoặc ở bên ngoài để phát triển. Trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng phát triển vỏ, trên ấu trùng có một lỗ mở mà từ đó chân hoặc đầu của ốc sên sẽ xuất hiện.

Sinh sản

Ốc sên là loài hữu tính và một số loài là lưỡng tính. Đồng nghĩa với việc một cá thể đơn lẻ có thể sản xuất cả trứng và tinh trùng. Các cá thể sẽ trao đổi tinh trùng với cá thể khác thay vì tự thụ tinh.

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?2
Ốc sên là thực phẩm tốt cho sức khỏe

Với các dinh dưỡng có trong ốc sên được liệt kê ở phần bên trên của bài thì câu trả lời đó chính là thịt ốc sên có thể ăn được. Thậm chí, thịt ốc sên còn được coi là thực phẩm chất lượng cao bởi có chứa nhiều protein, chất sắt, chất béo tốt cho sức khỏe. Trong ốc sên rất giàu axit béo thiết yếu như axit linoleic và axit linoleic. Cụ thể, ốc sên sẽ cung cấp cho bạn:

  • Sắt: Trong ốc sên có chứa rất nhiều chất sắt, là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể. Các tế bào hồng cầu sẽ được xây dựng và vận chuyển năng lượng đi khắp cơ thể. Từ đó làm giảm nguy cơ bị thiếu máu, mệt mỏi, cải thiện được chứng thiếu máu do thiếu sắt
  • Vitamin B12: Vitamin B12 rất cần thiết trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Giúp cho hệ thần kinh khỏe mạnh và giải phóng năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn, chế biến axit folic.
  • Magie: Magie có chứa trong ốc sên sẽ giúp duy trì huyết áp bình thường, nhịp tim đều đặt và giúp cho xương chắc khỏe.
  • Selen: Selen sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.
  • Đồng: Đồng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng bình thường của các mô liên kết của xương. Thịt ốc cung cấp rất nhiều đồng, giúp ngăn ngừa sự biến dạng của cấu trúc xương.
  • Kẽm: Kẽm là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Trong ốc sên cũng có chứa rất nhiều kẽm.
  • Canxi: Ốc sên là một nguồn canxi orthophosphate tuyệt vời. 200 gam ốc khô trong khẩu phần sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang có thai và cả thanh thiếu niên.
  • Kali: Thiếu hụt kali sẽ dẫn đến yếu cơ, mất phương hướng, tăng kích thích thần kinh và làm cho nhịp tim không đều. Ăn ốc để bổ sung kali là một phương pháp mang lại hiệu quả.
  • Omega - 3: Không chỉ cá, trong ốc sên cũng chứa rất nhiều omega - 3 tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch và cải thiện tim mạch.

Cần lưu ý những rủi ro khi ăn ốc sên

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?3
Cẩn thận khi chế biến thịt ốc sên

Ốc sên tuy có thể là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng mang lại một số rủi ro bởi cách bạn chế biến chúng hoặc dị ứng với những thành phần có trong ốc. Chính vì vậy, khi chế biến ốc bạn phải thật cẩn thận để làm sạch chúng và loại bỏ được những độc tố. 

Tại Việt Nam, mỗi năm có 70 - 100 trường hợp viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng giun tròn khi ăn ốc sên. Các ca bệnh đều do ăn ốc sên tái, nướng, ăn ốc bươu tự nhiên nấu nguyên con chưa chín kỹ. Người dân tuyệt đối không ăn ốc sên theo kinh nghiệm, không ăn ốc sên, ốc bươu sống, tái, chưa chín kỹ. Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh viêm màng não do giun tròn, kể cả khi dùng thuốc chống giun sán.

Ngoài ra, cũng có bệnh gọi là bệnh giun phổi chuột khi ăn ốc sên. Một số biểu hiện của căn bệnh này như:

  • Nhức đầu.
  • Sốt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Một số dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc: "Ốc sên có ăn được không và ăn ốc sên có tốt không?" mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Nhìn chung, ốc sên là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng nhưng kèm theo đó là rất nhiều rủi ro khi ăn. Bạn nên cẩn thận và chế biến thật kĩ ốc sên trước khi ăn, nếu không sẽ có những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin