Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Ovary là gì? Cấu tạo và chức năng của bộ phận này

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Buồng trứng hay còn gọi là Ovary, đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản của phụ nữ. Thê nhưng, không phải ai cũng biết Ovary là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ tìm hiểu những thông tin xoay quanh buồng trứng.

Ovary là buồng trứng - cơ quan sinh sản chính ở nữ giới, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Ovary là gì, cấu tạo cũng như chức năng của cơ quan này. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về buồng trứng giúp chị em hiểu rõ hơn các cơ quan trong cơ thể mình.

Ovary là gì?

Ovary là gì? Đây là buồng trứng của phụ nữ - là các tuyến nhỏ có hình bầu dục nằm ở hai bên tử cung. Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và lưu trữ trứng hay còn gọi là noãn. Ovary là cơ quan tạo ra các hormone nữ như Estrogen hay Progesterone đóng vai trò kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai ở phụ nữ.

Bên cạnh đó hai loại hormone này còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển những đặc điểm giới tính nữ khi dậy thì như phát triển các nang lông trên cơ thể hay thay đổi sắc vóc,...

Cơ thể phụ nữ có 2 buồng trứng đó là bên phải và bên trái. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng thường có màu hồng nhạt và bề mặt mịn màng như sứ. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn dậy thì, do quá trình rụng trứng diễn ra hàng tháng, vỏ buồng trứng sẽ dần xuất hiện các vết sẹo nhỏ, tạo nên bề mặt sần sùi. Đến với giai đoạn mãn kinh, khi cơ thể không còn rụng trứng, bề mặt buồng trứng sẽ dần trở nên nhẵn nhụi trở lại. Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn sinh sản ở phụ nữ.

Ovary là gì? 1
Ovary là gì? Đây là buồng trứng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và lưu trữ trứng

Cấu tạo buồng trứng như thế nào?

Như vậy chúng ta đã hiểu ovary là gì, tiếp theo hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cấu tạo của buồng trứng.

Buồng trứng, tuy nhỏ bé nhưng lại mang cấu trúc vô cùng tinh vi và hoàn hảo, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ giới. Cấu trúc của buồng trứng có thể được chia thành 3 phần chính:

  • Bề mặt: Bao bọc bên ngoài buồng trứng là lớp biểu mô có hình khối đơn giản, được gọi là biểu mô mầm. Lớp này đóng vai trò bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Dưới lớp biểu mô là một lớp mô liên kết dày đặc, tạo nên sự vững chắc và ổn định cho cấu trúc buồng trứng.
  • Vỏ: Vỏ buồng trứng chứa vô số nang trứng, mỗi nang trứng ấp ủ một tế bào trứng quý giá. Tế bào trứng được bao bọc bởi lớp tế bào nang, tạo nên môi trường an toàn và nuôi dưỡng cho sự phát triển của trứng.
  • Tủy: Tủy buồng trứng được cấu tạo từ mô liên kết lỏng lẻo, cùng hệ thống mạch máu và thần kinh dày đặc. Cấu trúc này cung cấp dưỡng chất, oxy và các tín hiệu điều hòa cho hoạt động của buồng trứng.

Khi bé gái chào đời, buồng trứng đã sở hữu vô số nang trứng nguyên thủy. Dưới tác động của nội tiết tố, các nang trứng nguyên thủy này sẽ dần phát triển thành nang trứng trưởng thành, chín muồi và rụng trứng, tạo điều kiện cho quá trình thụ thai.

Ovary là gì? 2
Cấu tạo của buồng trứng gồm 3 phần: Bề mặt, vỏ và tủy

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nghiệm và quá trình mang thai ở nữ giới.

Sản xuất hormone Progesterone và Estrogen

Hai loại hormone sinh dục quan trọng trong sức khỏe sinh sản ở nữ giới đó là Progesterone và Estrogen do buồng trứng sản xuất:

Estrogen

Estrogen được tổng hợp từ cholesterol và acetyl coenzyme A tại buồng trứng, được sản xuất nhiều nhất vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, trước khi xảy ra hiện tượng rụng trứng.

Nhờ Estrogen, phụ nữ sở hữu những đường cong quyến rũ, làn da mịn màng, mái tóc óng ả và giọng nói trong trẻo đầy nữ tính. Hormone này thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan sinh dục, góp phần hoàn thiện các đặc tính sinh dục nữ khi bước vào tuổi dậy thì.

Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kích thích niêm mạc tử cung phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Estrogen còn tác động đến tử cung, cổ tử cung, vòi trứng và âm đạo, góp phần bảo vệ hệ thống sinh sản nữ. Hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ loãng xương và phòng ngừa ung thư vú.

Sự thiếu hụt Estrogen có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: Rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và Alzheimer.

Progesterone

Hormone này được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A tại buồng trứng,được sản xuất nhất vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích niêm mạc tử cung phát triển, giúp niêm mạc tử cung chuẩn bị sẵn sàng đón trứng đã được thụ tinh vào làm tổ. Bên cạnh đó, hormone này còn tác động lên cổ tử cung, vòi trứng hay tuyến vú và thân nhiệt.

Ovary là gì? 3
Sản xuất hormone Progesterone và Estrogen, hai loại hormone quan trọng ở nữ giới

Giải phóng trứng để thụ tinh

Mỗi buồng trứng vô số nang noãn, nang noãn là những túi nhỏ trong đó chứa trứng chưa trưởng thành. Mỗi tháng, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự tác động của hormone FSH, các nang noãn sẽ trưởng thành, sẵn sàng cho hành trình sinh sản.

Đến ngày thứ 14, hormone LH đột ngột tăng khiến cho buồng trứng giải phóng trứng hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng.

Trường hợp trứng gặp được tinh trùng, hành trình thụ tinh sẽ diễn ra, tạo nên tế bào trứng đã thụ tinh. Tế bào trứng đã thụ tinh này bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng, tiến vào tử cung, nơi mà đã được chuẩn bị sẵn sàng bởi lớp niêm mạc dày dặn, dưới tác động của hormone Progesterone.

Tuy nhiên, "nếu cuộc gặp gỡ đó" không được xảy ra, thì các tế bào trứng sẽ kết thúc "hành trình" của mình, cùng với lớp niêm mạc tử cung bong tróc, tạo nên hiện tượng kinh nguyệt, mở ra một chu kỳ mới.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu về "Ovary là gì", cấu tạo cũng như chức năng của cơ quan này. Hiểu rõ cấu tạo, chức năng và tầm quan trọng của buồng trứng là chìa khóa để phụ nữ nâng niu và chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin