Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của bộ y tế

Ngày 06/09/2017
Kích thước chữ

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác. Đây là căn bệnh tường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác. Đây là căn bệnh tường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan trong việc điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não… Sau đây là phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới theo quy đình của Bộ Y tế để các bạn cùng tham khảo.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng theo quy định của Bộ Y tế

phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng-01
Nếu bị tay chân miệng ở cấp độ nhẹ trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà

Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ khác nhau, tương ứng với mỗi cấp độ các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Cụ thể phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng sẽ diễn ra như sau:

+ Cấp độ 1 người bệnh sẽ có những biểu hiện như: loét miệng, lòng bàn tay, bàn chân có bóng nước. Đây là cấp độ nhẹ nhất các bác sĩ thường sẽ cho điều trị ngoại trú tại nhà để nghỉ ngơi và sẽ tái khám sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như: sốt cao trên 39 độ C, sốt trên 3 ngày hoặc sốt từ 38 độ C kèm các biểu hiện co giật, run chi,  đi loạng chọang, hôn mê… thì cần thông báo ngay cho bác sĩ và tiến hành nhập viên ngay.

+ Cấp độ 2 người bệnh có biểu hiện rung giật cơ, chới với. Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại bệnh viện để dễ dàng theo dõi và xử lý nếu có biến chứng.

+ Cấp độ 3 bệnh nhân thường sẽ có các biểu hiện như: yếu liệt chi, co giật, hôn mê… Giống như ở cấp độ 2 trường hợp này người bệnh cần ở lại bệnh viện để được các bác sĩ kết hợp điều trị và theo dõi.

+ Cấp độ 4 bệnh nhân sẽ có biểu hiện suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch. Tương tự ở cấp độ 3 người bệnh cũng cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện để có thể xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng đơn giản, hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng-03
Ngoài điều trị mẹ cũng nên chú ý vấn đề vệ sinh để phòng ngừa bệnh cho bé

Bệnh tay chân miệng trẻ em hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và tốc độ lây truyền cũng rất nhanh, do đó các bạn nên chủ động phòng ngừa bằng việc duy trì lối sống và sinh hoạt  khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

+ Cần duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống cũng như sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

+ Không gian sống trong nhà cần sạch sẽ, thoáng mát, nhất là khu vực sinh hoạt chung như phòng khách, sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang…

+ Các loại đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng chất tẩy rửa để hạn chế sự phát sinh các loại vi khuẩn gây bệnh cũng như sự ẩn nấp của các mầm bệnh.

+ Chân tay miệng ở trẻ nhỏ rất dễ lây nhiễm, do đó bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh, nếu cần trao đổi thì nên sử dụng khẩu trang và sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh bị lây nhiễm.

Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng theo quy định của Bộ Y tế cũng như cách phòng ngừa. Hi vọng những thông tin này đã phần nào sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin