Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đứt dây chằng đầu gối cần xử lý càng sớm càng tốt vì tình trạng này không chỉ gây đau mà còn có nguy cơ làm teo cơ và giảm khả năng vận động của người bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!

Những chấn thương dẫn đến đứt dây chằng đầu gối có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại của người bệnh. Nhiều người bị đứt dây chằng đầu gối nhưng không biết không những gây khó khăn cho quá trình điều trị mà còn có nguy cơ biến chứng nặng nề. Vậy đứt dây chằng đầu gối nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

Đứt dây chằng đầu gối là gì?

Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt hoặc rách.

Khớp gối là khớp bản lề và là một trong những khớp yếu nhất của cơ thể. Có bốn loại dây chằng chính ở đầu gối giúp nối xương đùi với xương ống chân (xương ống chân), bao gồm:

  • Dây chằng chéo trước (ACL) – Dây chằng ở trung tâm của đầu gối điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương ống chân).
  • Dây chằng chéo sau (PCL) – Dây chằng nằm ở trung tâm của đầu gối kiểm soát chuyển động ra sau của xương chày (xương ống chân).
  • Dây chằng chéo giữa (MCL) – Dây chằng tạo sự ổn định cho đầu gối bên trong.
  • Dây chằng bên cạnh (LCL) – Dây chằng cung cấp sự ổn định cho đầu gối bên ngoài.

Cả 4 loại dây chằng này đều có nguy cơ bị đứt khi bị chấn thương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đứt dây chằng chéo trước (ACL) là loại phổ biến nhất so với 3 loại còn lại.

Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt

Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối

Rất nhiều người phát hiện đứt dây chằng chéo đầu gối khi nghe thấy tiếng lục cục ở khu vực bị thương. Tuy nhiên, theo chuyên gia, dấu hiệu này đôi khi không xảy ra với tất cả mọi người. Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng đứt dây chằng đầu gối, cụ thể:

  • Đau đớn: Nếu bạn chỉ bị chấn thương nhẹ, bạn có thể không cảm thấy đau. Thay vào đó, bạn cảm thấy đau dọc theo dây chằng khớp gối.
  • Sưng tấy: Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau chấn thương. Nếu muốn giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể chườm lạnh và kê một chiếc gối dưới chân.
  • Đi lại khó khăn: Bạn vẫn có thể đi lại khi bị rách dây chằng đầu gối tuy nhiên sẽ rất khó di chuyển ở vị trí chân bị thương. Một số người cũng cảm nhận được tình trạng lỏng lẻo ở khớp gối.
  • Phạm vi chuyển động hạn chế: Không thể uốn cong, gập đầu gối như bình thường cũng là một trong những dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối.
Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2
Sưng tấy là một trong những dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối

Nguyên nhân đứt dây chằng đầu gối

Về mặt cấu trúc, dây chằng là những dải mô rất chắc chắn, rất khó bị đứt trong các hoạt động đơn giản của cuộc sống hàng ngày. Tổn thương dây chằng chỉ xảy ra khi trong trường hợp tập luyện thể dục, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây áp lực cho đầu gối với các hoạt động như:

  • Thay đổi hướng khi đột ngột tăng tốc.
  • Dừng đột ngột khi đang chạy.
  • Va chạm.

Một số yêu tố làm tăng nguy cơ đứt dây chằng đầu gối:

  • Phụ nữ dễ bị chấn thương hơn nam giới do đặc điểm thể chất, sức mạnh cơ bắp và thường bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố.
  • Mọi người thường chơi các môn thể thao cường độ cao như trượt tuyết, bóng đá, bóng rổ…
  • Người có sinh hoạt không khoa học trong cuộc sống hàng ngày.
  • Người người sử dụng giày dép không đúng kích cỡ.
  • VĐV thiếu đầu tư cho các trang thiết bị bảo hộ.
  • Những người tập luyện trên bề mặt thiếu ổn định như sân cỏ nhân tạo.
Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 3
Vận động viên dễ có nguy cơ bị đứt dây chằng đầu gối

Đứt dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?

Theo đó, tình trạng sưng và đau do đứt dây chằng đầu gối thường giảm sau vài tuần. Có trường hợp người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường dù bị đứt dây chằng. Chỉ khi vận động gắng sức người bệnh mới thấy đau và sưng khớp gối.

Thế nhưng về lâu dài, nếu dây chằng đầu gối không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến teo cơ đùi, khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nguy hiểm hơn là nếu để lâu sẽ gây thoái hóa khớp gối. Lúc này bệnh nhân không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng mà phải mổ thay khớp gối nhân tạo.

Phương pháp điều trị đứt dây chằng đầu gối

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ chấn thương của bệnh nhân. Khi bạn bị đứt dây chằng đầu gối, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau đây:

  • Sơ cứu: Nếu chấn thương nhẹ, bạn chỉ cần chườm đá lên vùng bị đau, kê cao chân và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn có thể giảm sưng bằng cách quấn băng ace quanh đầu gối. Bạn cũng có thể sử dụng nạng để giảm trọng lượng tác động vào đầu gối.
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm để giúp giảm sưng và đau. Nếu bạn bị đau nhiều, thuốc steroid sẽ được kê đơn để tiêm vào đầu gối.
  • Nẹp gối: Một số người bị tổn thương dây chằng có thể chữa khỏi bằng cách đeo miếng nẹp đầu gối khi đi bộ hoặc tập thể dục.
  • Vật lý trị liệu: Đầu gối của bạn có thể cần một số bài tập để trở lại hoạt động bình thường. Khi tập, các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện bài tập để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh đầu gối và giúp bạn lấy lại toàn bộ chuyển động như ban đầu.
  • Phẫu thuật: Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi các dây chằng ở đầu gối của bạn đã bị đứt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt của bạn. Tùy theo tình trạng cụ thể, các bác sĩ phẫu thuật sẽ nối lại dây chằng bị rách hoặc thay thế bằng dây chằng nhân tạo để giải quyết vấn đề của bạn. Nếu phẫu thuật thành công, kết hợp với vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể trở lại với các môn thể thao yêu thích sau khoảng 12 tháng.
Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 4
Nẹp gối là một trong những phương pháp điều trị đứt dây chằng đầu gối hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ về đứt dây chằng đầu gối. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị teo cơ, giảm khả năng vận động nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện đứt dây chằng đầu gối, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm