Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giãn dây chằng khuỷu tay: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giãn dây chằng khuỷu tay gây sưng và đau nhức nghiêm trọng. Vậy triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả như thế nào? Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giãn dây chằng khuỷu tay là một chấn thương thường xảy ra khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc do ảnh hưởng từ bệnh lý. Khi dây chằng bị căng quá mức sẽ gây ra những cơn đau nhói đột ngột, dữ dội kèm theo tê buốt lan rộng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khớp và làm giảm khả năng vận động. Do đó nắm rõ triệu chứng và phương pháp điều trị là hoàn toàn cần thiết. Cùng tìm hiểu nhé!

Giãn dây chằng khuỷu tay là gì?

Giãn dây chằng khuỷu tay là tình trạng dây chằng xung quanh khuỷu tay chịu nhiều áp lực và căng quá mức nhưng không bị rách hay đứt. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do chấn thương, uốn cong hoặc mở rộng khuỷu tay vượt tầm, hoạt động sai tư thế hoặc va chạm trong sinh hoạt.

Khi xuất hiện, giãn dây chằng khuỷu tay khiến người bệnh đau đơn đột ngột, cơn đau thường lan xuống bàn tay và kèm theo cảm giác tê buốt. Ngoài ra, mức độ đau thường tăng lên khi bệnh nhân cố gắng co duỗi hoặc cử động khớp.

Giãn dây chằng khuỷu tay là một tình trạng thường gặp và có triệu chứng nặng nề nhưng không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng thường thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc.

Giãn dây chằng khuỷu tay: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả 1
 Giãn dây chằng khuỷu tay là tình trạng dây chằng xung quanh khuỷu tay chịu nhiều áp lực và căng quá mức

Nguyên nhân gây giãn dây chằng khuỷu tay

Theo các chuyên gia, dây chằng ở khuỷu tay thường bị căng giãn quá mức do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần nắm rõ những nguyên nhân này để chủ động hơn trong việc phòng tránh. Cụ thể:

  • Chấn thương: Căng dây chằng thường xảy ra khi bạn chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Dây chằng quanh khớp khuỷu tay có thể bị kéo căng quá mức khi khuỷu tay bị va đập mạnh hoặc té ngã. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây tổn thương khớp và mô mềm xung quanh. Khi bị giãn dây chằng do chấn thương, nó có thể gây đau và trong những trường hợp nặng có thể kèm theo tê bì. Sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, sẽ có thêm triệu chứng sưng tấy và bầm tím ngoài da.
  • Lạm dụng khớp: Thường xuyên thực hiện lặp lại động tác co gập hoặc mở rộng khớp khuỷu tay quá mức sẽ gây áp lực rất lớn đến hệ thống dây chằng xung quanh. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể sẽ khiến dây chằng khuỷu tay bị tổn thương và kéo giãn quá mức. Giãn dây chằng do lạm dụng khớp quá mức xảy ra ở những người chơi thể thao (bóng chày, cầu lông, tennis), người thường xuyên khuân vác vật nặng, lao động chân tay nặng nhọc…
  • Thoái hóa khớp: Các dây chằng quanh khớp cũng bị thoái hóa theo thời gian do quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Lúc này dây chằng không còn chắc khỏe, dần yếu đi, kém đàn hồi. Nếu bạn có thói quen lao động gắng sức hoặc đột ngột phải chịu tác động ngoại lực sẽ khiến dây chằng bị tổn thương và gây ra hiện tượng kéo giãn quá mức.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về khớp khuỷu tay như viêm khớp khuỷu tay, thoái hóa khớp khuỷu tay,… cũng có thể gây giãn dây chằng khuỷu tay. Ở trường hợp bệnh lý, cần phải điều trị chuyên khoa để giúp kiểm soát tốt bệnh lý và giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây chằng, các mô mềm xung quanh.
Giãn dây chằng khuỷu tay: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả 2
 Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây giãn dây chằng khuỷu tay

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng khủy tay

Một số dấu hiệu sau có thể giúp nhận biết giãn dây chằng khuỷu tay:

  • Đau ở khuỷu tay, có xu hướng lan xuống bàn tay.
  • Đau kèm theo tê buốt khó chịu.
  • Mức độ đau tăng lên khi ấn, nắn hoặc thực hiện các động tác liên quan đến khuỷu tay.
  • Vị trí bị tổn thương có dấu hiệu sưng to, đỏ hoặc bầm tím.
  • Hạn chế vận động, co cứng.
  • Mất ổn định khớp trong trường hợp nghiêm trọng.
Giãn dây chằng khuỷu tay: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả 3
 Dấu hiệu giãn dây chằng khủy tay

Phòng ngừa giãn dây chằng khủy tay

Để ngăn ngừa giãn dây chằng khuỷu tay, bạn cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chúng tôi tổng hợp bạn có thể tham khảo:

  • Cẩn thận khi chơi thể thao, tham gia giao thông, làm việc,... Khi chơi các môn thể thao mạo hiểm hoặc tiếp xúc nhiều, nên sử dụng thêm đồ bảo hộ để bảo vệ hệ thống xương khớp của cơ thể.
  • Đừng lạm dụng khớp, nên cân bằng lịch trình làm việc và nghỉ ngơi của bạn. Hạn chế thực hiện các động tác mạnh gây ảnh hưởng xấu đến khớp khuỷu tay.
  • Không cố cử động khi bị đau khớp khuỷu tay để tránh chấn thương.
  • Cần duy trì các tư thế tốt khi tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và không gập khuỷu tay đột ngột hoặc co duỗi khuỷu tay quá tầm. Xoa bóp nhẹ nhàng và duỗi khuỷu tay sau khi tập để giúp các khớp và dây chằng được thư giãn.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì xương khớp, dây chằng, gân, cơ,...
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá Sau khi các thành phần độc hại trong nhóm thực phẩm này đi vào cơ thể, quá trình lão hóa xương khớp dây chằng sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.
Giãn dây chằng khuỷu tay: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả 4
 Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa giãn dây chằng khủy tay

Trên đây là những chia sẻ về giãn dây chằng khuỷu tay. Giãn dây chằng khuỷu tay không quá nghiêm trọng và thường sớm thuyên giảm khi áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ đứt dây chằng. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. chuyên khoa.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm