Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau dây chằng tròn khi mang thai phải làm sao?

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nguyên nhân nào gây ra cơn đau dây chằng tròn khi mang thai? Làm sao để kiểm soát cơn đau tốt nhất. Tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Đau dây chằng tròn vùng chậu là tình trạng mà không ít mẹ bầu gặp phải. Tuy không nguy hiểm nhưng triệu chứng đau dây chằng tròn khi mang thai khiến không ít mẹ bầu cảm thấy phiền muộn, không thoải mái. Vậy bạn đã biết đau dây chằng tròn khi mang thai nguyên nhân do đâu và làm cách nào để cải thiện tình này chưa. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau dây chằng tròn là gì?

Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung. Khi mang thai, để thích ứng với sự lớn dần lên của thai nhi, tử cung phải phát triển lớn hơn khiến dây chằng tròn giãn ra.

Bụng của mẹ căng tròn khi thai nhi phát triển lớn hơn. Mỗi bước đi, mỗi cử động của mẹ sẽ khiến dây chằng tròn bị co thắt gây đau nhức. Tình trạng này thông thường chỉ gặp ở phụ nữ mang thai. Một vài trường hợp có thể gặp ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Theo các chuyên gia, đau dây chằng tròn xảy ra ở 10% đến 30% phụ nữ mang thai và thường là một cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc háng. Những cơn đau này thường bắt đầu vào ba tháng giữa thai kỳ.

Đau dây chằng tròn là hiện tượng sinh lý bình thường do cơ thể người mẹ thay đổi khi mang thai. Không gây nguy hiểm, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Đau dây chằng tròn khi mang thai phải làm sao? 1
 Đau dây chằng tròn khi mang thai

Cảm giác đau dây chằng tròn khi mang thai diễn ra như thế nào?

Nhiều mẹ bầu mô tả cơn đau phát sinh từ việc căng giãn dây chằng tròn tự như phải chịu một "cú đấm" vào bụng. Khi mẹ bầu cử động những cơn đau này có thể trở nên tồi tệ hơn. Một số hành động, chẳng hạn như lật người trên giường hoặc đứng dậy quá nhanh, cũng có thể gây ra các cơn đau.

Cơn đau dây chằng tròn khi mang thai có thể di chuyển lên hoặc xuống khu vực từ hông đến háng. Các mẹ bầu thường cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu. Tuy nhiên, một số người bị đau ở bên trái hoặc cả hai bên.

Nguyên nhân gây đau dây chằng tròn khi mang thai

Khi phụ nữ không mang thai, các dây chằng tròn hỗ trợ tử cung thường ngắn, khỏe và linh hoạt. Thay vào đó, các dải mô này sẽ giãn ra, dày hơn và căng như một sợi dây cao su lúc thai nhi xuất hiện. Lúc này, các dây chằng phải chịu nhiều áp lực và có thể bị giãn ra nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh, gây ra những cơn đau không mong muốn.

Một số cử động thường gây đau dây chằng khi mang thai bao gồm:

  • Đi bộ.
  • Lăn qua lăn lại trên giường.
  • Đứng lên nhanh chóng.
  • Ho.
  • Hắt xì.
  • Cười nhiều.
Đau dây chằng tròn khi mang thai phải làm sao? 2
Ho là một trong những nguyên nhân gây đau dây chằng tròn khi mang thai

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đau dây chằng tròn thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp bà bầu có những biểu hiện dưới đây thì không nên chủ quan mà nên đi khám ngay:

  • Đau bụng dưới kéo dài và không biến mất ngay cả khi bạn thay đổi tư thế.
  • Khi đi vệ sinh xuất hiện cảm giác đau rát.
  • Nước tiểu đục và có mùi.
  • Tử cung co bóp sớm.
  • Tiết dịch âm đạo nhiều và thất thường.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Đi lại khó khăn
  • Cảm giác áp lực lớn lên xương chậu.

Bà bầu khi có các triệu chứng trên cần đi khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan mà ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những dấu hiệu này không chỉ là biểu hiện của đau dây chằng tròn mà có thể cảnh báo nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

Đau dây chằng tròn khi mang thai phải làm sao? 3
Đau dây chằng tròn khi nào nên đi khám bác sĩ

Phương pháp điều trị đau dây chằng tròn khi mang thai

Đau dây chằng tròn là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi kích thước của tử cung mẹ khi mang thai gây áp lực lên dây chằng tròn. Tình trạng này thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ và sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé.

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Nếu làm việc văn phòng, cứ sau 45 phút đến một giờ làm việc bạn nên nghỉ giải lao khoảng 5 phút để tránh đau dây chằng. Bạn không nên ngồi lâu. Nếu bạn ngồi dậy mà muốn đứng dậy, bạn nên đứng dậy từ từ, không nên đột ngột.
  • Ngủ đúng tư thế: Bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ vừa có lợi cho máu lưu thông, vừa giảm áp lực của tử cung lên dây chằng tròn và hạn chế các cơn đau. Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn tránh được tình trạng chèn ép tim gây khó thở, bà bầu ngủ ngon hơn.
  • Vận động hợp lý: Khi mang thai, mẹ bầu không được vận động mạnh, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tránh vận động gắng sức như chạy bộ, cầu lông, bóng bàn… Thay vào đó, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu như bơi lội, yoga, đi bộ… Vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và không ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
  • Massage thư giãn: Khi bị đau dây chằng tròn, mẹ bầu có giảm cơn đau bằng cách massage thư giãn hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10 - 15 phút.
  • Sử dụng đai đỡ bụng: Với những trường hợp mẹ bầu bụng to, cảm thấy mệt mỏi nặng nề và thường xuyên bị đau dây chằng thì có thể sử dụng đai đỡ bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lạm dụng việc sử dụng đai vì nó khiến các cơ ít hoạt động hơn, có thể để lại hậu quả về vấn đề suy giảm trương lực cơ sau khi sinh.
Đau dây chằng tròn khi mang thai phải làm sao? 4
Massage thư giãn giúp giảm các cơn đau dây chằng tròn

Trên đây là những chia sẻ về đau dây chằng tròn khi mang thai. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ trong thời gian chờ đợi em bé chào đời.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm