Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phải làm gì khi mẹ bị cảm cúm sau sinh?

Ngày 27/04/2018
Kích thước chữ

Mẹ bị cảm cúm sau sinh vì những nguyên nhân gì? Chữa bằng cách gì để sức khỏe của cả mẹ và con đều được đảm bảo?

Sức khỏe của bà mẹ sau khi sinh là đặc biệt quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của đứa con. Vậy khi mẹ bị cảm cúm sau sinh thì nên giải quyết như thế nào, để cả mẹ và con đều được an toàn.

Nguyên nhân dẫn đến cảm cúm sau sinh

Sau khi “vượt cạn” sức đề kháng kém khiến phụ nữ rất dễ gặp lạnh và mắc bệnh cảm cúm. Cơ thể phụ nữ sau sinh thường yếu bởi mất sức và đau đớn. Thêm vào đó mọi thói quen bình thường như là giấc ngủ, ăn uống cũng thay đổi do chăm con, cho bé bú và do thay đổi nội tiết tố.

Phải làm gì khi mẹ bị cảm cúm sau sinh 1Thay đổi sinh hoạt hàng ngày làm sức khỏe của mẹ yếu đi.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm. Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do hệ hô hấp kém, vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào mũi cùng các vùng lân cận. Khi thể lực sút kém cộng với thay đổi thói quen gây ra mệt mỏi hoặc viêm mũi họng, sẽ làm những triệu chứng cảm cúm sẽ xuất hiện.

Theo như Đông y, bệnh này gây ra bởi phong hàn hoặc phong nhiệt do bị ngoại cảm xâm nhập.

  • Đối với phong hàn thường sốt hoặc không, xương khớp đau, khạc đờm, đau đầu, không có mồ, hôi họng ngứa, đổ mũi...
  • Đối với thể phong nhiệt thường sẽ thấy người bệnh có cảm giác sốt rõ rệt. Bệnh nhẹ và thời gian đầu mỗi khi nuốt sẽ thường bị đau họng, hắt hơi nhiều, khô miệng, đau đầu, ho có đờm...

Chăm sóc các chị em trong thời kì mới sinh là vô cùng quan trọng. Bởi họ không có thời gian nghỉ ngơi, luôn luôn phải chăm lo cho con, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, sức đề kháng yếu đi, thiếu máu. Chị em rất dễ rơi vào tình trạng tủi thân, trầm cảm nếu không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của những người xung quanh.

Các mẹo dành cho mẹ để chữa cảm cúm sau sinh

Việc chữa cảm cúm sau sinh cho bà mẹ rất quan trọng nhất là thời gian mẹ cho con bú, vì tác dụng của thuốc có thể theo sữa truyền sang con. Tốt nhất thời gian đó mẹ nên thử sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây để hạn chế sự phát triển của bệnh trước khi quyết định dùng đến thuốc.

Khò đờm, súc miệng bằng nước muối

Nên làm từ 3 - 4 lần/1 ngày. Khi khò cần giữ ít nhất 3 phút trong cổ họng. Nước muối sẽ giúp giảm viêm họng và tống các vi khuẩn ra khỏi cổ họng. Biện pháp này đặc biệt tốt cho những người đau rát họng nặng.

Phải làm gì khi mẹ bị cảm cúm sau sinh 2Súc miệng bằng nước muối tốt cho cảm cúm rát họng.

Uống mật ong pha nước chanh

Hỗn hợp này có tính sát khuẩn cao, tránh viêm nhiễm. Nên uống mỗi ngày 2 – 3 ly nước cho tới khi khỏi hẳn. Ly nước này được pha như sau: 3 thìa cà phê mật ong kèm với 3 – 4 thìa nước cốt chanh.

Ăn cháo hành, lá tía tô

Nghe thì đơn giản nhưng công dụng nó mang lại rất lớn. Mỗi ngày bạn ăn từ 1 – 2 tô cháo, trong đó cho thật nhiều hành lá và lá tía tô thái nhỏ. Nên ăn nhiều ngày liên tiếp và cho thêm trứng hoặc thịt băm để cho đủ chất.

Uống thêm vitamin C để ngừa viêm nhiễm nặng hơn

Khi cơ thể xảy ra phản ứng viêm như: viêm họng, đau mắt,… vitamin C có tác dụng chống viêm nhiễm nặng hơn cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giúp cơ thể thoải mái, tỉnh hơn, bớt mệt mỏi trong quá trình bệnh. Uống vitamin C khi đang cúm cực kỳ tốt. Tuy nhiên, việc uống thêm C không có tác dụng trị bệnh và không nên uống liên tục nếu không cần thiết.

Phải làm gì khi mẹ bị cảm cúm sau sinh 3Bổ sung vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể

Bạn có thể mua vitamin C ở bất kì hiệu thuốc nào. Hãy chọn 1 lọ vitamin C dạng sủi. Cho viên C sủi vào ly nước, chờ sủi hết bọt uống ngay. Nên uống 2 lần/ 1 ngày và sử dụng liên tục trong 1 tuần.

Sức khỏe của mẹ sau sinh là rất quan trọng vì mẹ cần nuôi con bằng sữa của mình. Vậy nên nếu mẹ bị cảm cúm sau sinh thì hãy áp dụng các cách trên để tránh ảnh hưởng đến bé nhé.

Nguyễn Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm