Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Phải làm sao khi bị rối loạn tâm thần hậu covid?

Ngày 27/03/2022
Kích thước chữ

Sau khi khỏi bệnh Covid-19, bệnh nhân có thể có các rối loạn tâm thần hậu covid. Các trường hợp nặng người bệnh cần được khám và điều trị bởi bác sĩ tâm thần, trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể dùng liệu pháp tâm lý để khắc phục tình trạng rối loạn tâm thần hậu covid.

Mặc dù không phải là di chứng hậu covid phổ biến nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy tỷ lệ người mắc phải chứng rối loạn tâm thần hậu covid đang có chiều hướng gia tăng. Di chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Một số rối loạn tâm thần hậu covid thường hay gặp có thể kể đến như: Rối loạn giấc ngủ, rối loạn âu lo hay trầm cảm,...

Một số rối loạn tâm thần hậu covid hay thường gặp

Rối loạn stress

Rối loạn stress là dạng rối loạn xảy ra ở những bệnh nhân nặng Rối loạn stress là dạng rối loạn xảy ra ở những bệnh nhân nặng

Trong số các rối loạn tâm thần hậu covid hay gặp thì tình trạng này được xem là phổ biến nhất. Rối loạn stress là dạng rối loạn xảy ra ở những bệnh nhân nặng. Họ đã phải trải qua cơn thập tử nhất sinh, hoặc đã có người thân trong gia đình tử vong do covid, hoặc là người đã phải chứng kiến một số lượng lớn người tử vong do covid hàng ngày. Biển hiện thường xuất hiện ở những đối tượng này là:

  •  Hay hồi tưởng, cảm thấy và có những hành động giống như là mình lại phải trải qua chấn thương. Khi tiếp xúc với người bị covid hoặc người tử vong do bệnh lý này, họ sẽ có phản ứng căng thẳng quá mức. Họ cũng thường xuyên có những giấc mơ về những ký ức đau buồn. Hệ lụy của tình trạng ấy là làm cho họ sưu tập và tìm kiếm một cách bừa bãi những gì có liên quan tới covid.
  • Có tâm lý tránh tất cả những hành động hay suy nghĩ có liên quan tới Covid - 19. Khả năng ghi nhớ bị giảm sút. Họ có cảm giác mình không có tương lai, cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, thậm chí cảm thấy bất an với tất cả những gì xung quanh mình.
  • Có các triệu chứng tăng kích thích như: Giật mình, khó chịu, mất ngủ, hoặc dễ cáu gắt một cách thái quá,...

Tình trạng rối loạn stress hậu covid nếu chỉ kéo dài dưới 3 tháng thì được gọi là cấp tính. Tuy nhiên nếu vượt qua 3 tháng sẽ trở thành mãn tính và cần phải điều trị lâu dài.

Rối loạn thích ứng

Những triệu chứng rối loạn thích ứng hậu covid có thể xuất hiện ngay sau khi người bệnh trải qua chấn thương tâm lý. Tuy nhiên cũng có các trường hợp xuất hiện sau đó khoảng 3 tháng, biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi.

Biểu hiện của một số rối loạn tâm thần hậu covid dạng rối loạn thích ứng hay gặp gồm:

Trầm cảm

Người bị mắc dạng rối loạn thích ứng với trầm cảm thường có vẻ mặt đau khổ, ngơ ngác, thậm chí là đánh mất đi sở thích trước đây Người bị mắc dạng rối loạn thích ứng với trầm cảm thường có vẻ mặt đau khổ, ngơ ngác, thậm chí là đánh mất đi sở thích trước đây

Biểu hiện rối loạn thích ứng với trầm cảm tương đối giống so với trầm cảm sau sinh nhưng nó xuất hiện sau khi mắc covid. Người bị mắc dạng rối loạn này thường có vẻ mặt đau khổ, ngơ ngác, thậm chí là đánh mất đi sở thích trước đây. Người bệnh có tâm lý bi quan và chán nản, không có hy vọng trong tương lai, thường than phiền, khó ngủ, hay dậy sớm,...

Không những vậy, người bệnh còn luôn cảm thấy mình bị mất năng lượng nên không muốn làm bất cứ điều gì. Họ rất dễ cáu giận, chán ăn, ăn không ngon miệng, tội tệ hơn là có thể có ý định tự sát,... Những triệu chứng này thường sẽ kéo dài nhiều tuần liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Lo âu

Biểu hiện của một số rối loạn tâm thần hậu covid dạng rối loạn lo âu là không thể kiểm soát được trạng thái lo lắng. Vì thế mà tình trạng lo âu cứ diễn ra ở người bệnh trong cả ngày dài. Cứ như vậy, người bệnh sẽ phải sống trong cảm giác lo sợ suốt nhiều tuần, nhiều tháng. Đầu óc trở nên trống rỗng, khó tập trung, khó ghi nhớ, và nếu phải suy nghĩ thì họ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi,...

Bên cạnh đó, người bị rối loạn lo âu hậu covid còn thường xuyên bị đánh trống ngực, hồi hộp, lạnh buốt mặt, đầy bụng, khô miệng, đau mỏi vai gáy, run tay, có những cơn nóng bừng mặt, tiểu rắt, rối loạn đại tiện, ...

Rối loạn tâm thần hậu covid dạng rối loạn lo âu là không thể kiểm soát được trạng thái lo lắng Rối loạn tâm thần hậu covid dạng rối loạn lo âu là không thể kiểm soát được trạng thái lo lắng

Lời khuyên của thầy thuốc cho bệnh nhân rối loạn tâm thần hậu covid

Khuyến khích bệnh nhân nên tập thư giãn mỗi ngày để giảm các triệu chứng cơ thể do lo âu, căng thẳng gây ra.

Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tập thể thao. Bệnh nhân cũng có thể tham gia các hoạt động từng có ý nghĩa trợ giúp trong quá khứ. 

Xác định và đối phó với nỗi lo buồn được khuếch đại có thể làm giảm các triệu chứng lo âu.

Tập thể dục điều độ, phù hợp cũng có hiệu quả làm giảm lo âu.

Tình trạng rối loạn tâm thần hậu covid hay gặp trên đây đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của những người đã từng mắc covid. Để tránh rơi vào trạng thái này, tốt nhất người bệnh cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, không nên dồn nén lo âu khi mắc bệnh. Nếu cảm thấy có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bệnh nhân covid đã khỏi bệnh hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để chia sẻ và được tư vấn hướng khắc phục kịp thời.

Ngọc Hiếu

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Hậu Covid