Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt bạn lên cơn đau tim hay chỉ là hoảng loạn

Ngày 18/10/2017
Kích thước chữ

Cơn hoảng loạn và đau tim thường có có những triệu chứng tương tự nhau như đau ngực, tim đập nhanh… nên thường bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để phân biệt cơn đau tim

Cơn hoảng loạn và đau tim thường có có những triệu chứng tương tự nhau như đau ngực, tim đập nhanh… nên thường bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để phân biệt cơn đau tim và hoảng loạn?

Phân biệt cơn đau tim và hoảng loạn thường có những triệu chứng tương tự nhau như đau ngực, đổ mồ hôi, nhịp thở không đều, buồn nôn… Thực tế, một cơn đau tim có thể gây hoảng loạn nên mọi người thường được chẩn đoán nhầm.

Vậy làm sao để phân biệt cơn đau tim và hoảng loạn? Dưới đây là cách nhận biết dấu hiệu đau tim khác thế nào so với cơn hoảng loạn.

1. Nhận biết cơn đau tim

Vị trí cơn đau tim: Cơn đau thắt ngực thường báo hiệu một cơn đau tim thực sự sắp xảy ra. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở giữa ngực và sau đó lan lên cánh tay trái và dọc theo lưng. Cơn đau cũng có thể lan đến cổ và vùng hàm và cường độ cơn đau có thể thay đổi.

Tính chất cơn đau tim: Có những người trải qua cơn đau nhói âm ỉ ở vùng ngực nhưng cũng có người cơn đau chỉ thoáng qua, hoặc có những trường hợp cảm giác đau dữ dội như dao đâm.

Phân biệt lên cơn đau tim hay chỉ là hoảng loạn
Phân biệt lên cơn đau tim hay chỉ là hoảng loạn

Thời gian cơn đau tim: Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến 10 – 15 phút. Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ phải cẩn trọng vì có thể bị nhồi máu cơ tim. Cơn đau có thể xuất hiện thưa hay mau, thời gian xuất hiện các cơn đau ngực càng gần thì tiên lượng bệnh càng xấu đi. Đây là cách rõ rệt để phân biệt cơn đau tim và hoảng loạn.

Các triệu chứng khác kèm theo khi bị đau tim: Ngoài đau ngực người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như khó thở, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn và nôn… Các cơn đau thường giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực (thuốc nhóm nitrat đặt dưới lưỡi). Nếu bạn bị đau ngực và nghĩ rằng mình đang bị “tấn công” bởi cơn nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Bạn không nên tự lái xe đến phòng cấp cứu và không nên chờ đợi cơn đau ngực tự biến mất.

2. Nhận biết cơn đau ngực do hoảng loạn

Vị trí cơn đau do hoảng loạn: Những cơn hoảng loạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh khi bị hoảng loạn thường đau tập trung ở vùng ngực, không lan sang các bộ phận khác. Cơn đau thường âm ỉ và kèm theo các triệu chứng lo lắng, tim đập nhanh, khó thở.

Tính chất cơn đau do hoảng loạn: Người bệnh thường bị đau ngực nhiều khi mới lên cơn, sau đó giảm dần sau 10 phút.

Thời gian cơn hoảng loạn: Cơn hoảng loạn thường bắt đầu đột ngột, không có cảnh báo. Có thể xảy ra bất cứ lúc nào – khi đang lái xe ô tô, các hồ bơi, trường học, siêu thị, ngủ. Cơn hoảng loạn thường kéo dài từ 5 – 10 phút.

Phân biệt cơn đau tim và cơn hoảng loạn
Cơn hoảng loạn thường bắt đầu đột ngột, không có cảnh báo

Các triệu chứng khác kèm theo khi bị hoảng loạn: Người bệnh có thể bị tê bì tay chân, ra mồ hôi nhiều, thở gấp…

Tóm lại phân biệt cơn đau tim và hoảng loạn là cơn đau tim làm xuất hiện cơn đau ở vùng ngực lan sang tay trái, vai, hàm…, còn cơn đau do hoảng loạn tập trung giữa ngực. Nếu bạn bị đau tức vùng ngực mà vẫn không thể phân biệt được là do hoảng loạn hay đau tim, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Chờ đợi không phải là giải pháp tốt nhất trong cả 2 trường hợp. Nếu bạn bị đau tim bạn có thể chết nếu không đến bệnh viện kịp thời. Nếu bị hoảng loạn, các triệu chứng của bệnh có thể trầm trọng hơn khi không được điều trị.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh timĐau tim