Cườm nước và cườm khô là hai bệnh lý ở mắt gây suy giảm thị lực và là nguyên nhân hàng gây mù hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nếu bệnh lý này không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa cho mắt. Để giúp các bạn phân biệt rõ hơn về cườm nước và cườm khô và tìm được hướng điều trị thích hợp, cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu cườm nước và cườm khô là gì?
Cườm khô
Cườm khô còn được gọi là đục thủy tinh thể. Đây là một dạng bệnh lý về mắt do lão hóa của thủy tinh thể. Khi còn trẻ, bình thường thủy tinh thể trong suốt. Nhưng đến khi về già hoặc do một nguyên nhân nào đó làm cho thủy tinh thể bị đục, khi soi mắt sẽ thấy như có một viên bi mờ màu trắng ở tròng đen của mắt, dẫn tình trạng nhìn mọi vậ bị mờ đi. Trong trường hợp không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.
Cườm nước
Cườm nước còn được gọi là Glaucoma hoặc thiên đầu thống. Đây là nhóm các bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh cườm nước khá phổ biến và không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, tránh khỏi những biến chứng khác.
Phân biệt cườm nước và cườm khô
Điểm giống nhau
Cả hai bệnh lý cườm nước và cườm khô đều gặp phải ở người lớn tuổi, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa mắt.
Điểm khác nhau
Cả hai cườm nước và cườm khô đều làm ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên lại có cơ chế và bản chất hoàn toàn khác nhau. Một số điểm khác biệt sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được tình trạng cườm nước và cườm khô:
Điểm giống nhau của cườm nước và cườm khô
Nguyên nhân
Mắt bị cườm khô là do các protein trong cấu trúc của thủy tinh thể kết đám và làm đục thủy tinh thể. Đa số các trường hợp mắc bệnh cườm khô là do lão hóa hoặc các chấn thương làm thay đổi cấu trúc thủy tinh thể, gây cản trở đường đi của các tia sáng và làm ảnh hưởng đến thị lực. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây cho cườm khô như thuốc lá, tia cực tím, các loại thuốc nhỏ mắt, một số loại bệnh lý toàn thân, xạ trị, phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt, không biết cách bảo vệ mắt khi đi ngoài nắng…
Bệnh cườm nước xảy ra khi áp suất tự nhiên trong mắt tăng lên gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác. Khi đó, thủy dịch được tạo ra từ thể mi của mắt để lấp đầy nước trong mắt, từ đó tạo sự căng tròn trong nhãn cầu và thoát ra ngoài thông qua các kênh ở góc tiền phòng nằm giữa giác mạc và mống mắt. Nếu như các kênh này bị tắc nghẽn sẽ làm cho thủy dịch không thể thoát ra ngoài, gây tăng áp lực bên trong nhãn cầu còn được gọi là tăng nhãn áp.
Ngoài sự tắc nghẽn của lưu thông thủy dịch thì việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử, các bệnh lý làm giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác, bệnh cao huyết áp cũng là nguyên nhân làm tăng nhãn áp.
Nguyên nhân bệnh cườm nước và cườm khô
Khả năng ảnh hưởng của cườm nước và cườm khô đến mắt
Bệnh cườm khô thường tiến triển khá chậm và không có triệu chứng gây đau đớn cho mắt. Theo thời gian, mức độ đục mắt tăng dần làm giảm thị lực, khi đó toàn bộ thủy tinh thể bị đục, vì vậy bệnh nhân sẽ bị mất thị lực hoàn toàn. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả hai mắt, nhưng có thể bắt đầu ở hai thời điểm khác nhau và mức độ tiến triển bệnh lý của hai mắt cũng khác nhau.
Ở cườm nước lại rất khó dự đoán và chúng thay đổi tùy thuộc vào loại cườm nước mà bệnh nhân mắc phải. Tuy nhiên cũng có một số loại cườm nước tiến triển khá nhanh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cho mắt như bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Bên cạnh đó, một số loại cườm nước khác lại có xu hướng tiến triển trong nhiều năm và ít gây ra đau đớn như bệnh tăng nhãn áp góc mở.
Bệnh cườm nước làm ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc. Trong đó, một bên mắt có thể bị nặng hơn bên còn lại. Bệnh này tác động đến tầm nhìn ngoại vi còn được gọi là thị trường. Nếu chúng ta không điều trị kịp thời sẽ khiến thị lực trung tâm bị ảnh hưởng và có thể bị mù vĩnh viễn.
Khả năng ảnh hưởng của cườm nước và cườm khô
Triệu chứng của cườm nước và cườm khô
Các triệu chứng ban đầu của cườm nước và cườm khô thường khó nhận biết được.
Bệnh cườm khô lúc đầu chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ trên thủy tinh thể. Theo thời gian, các mảng đục lớn dần và các triệu chứng của bệnh lý này cũng biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Mờ mắt như có một măng sương hoặc gặp khó khăn khi nhìn.
- Mắt mờ khi ra ngoài nắng nhưng khi trời tối thì rõ hơn.
- Không nhìn rõ màu sắc.
- Cảm thấy chói mắt và tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng mạnh.
- Đôi khi xuất hiện tình trạng song thị, thị lực không cải thiện ngay khi đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng.
Cườm khô sẽ tiến triển chậm và ít có triệu chứng rõ ràng. Khi bị mắc bệnh cườm khô sẽ gặp phải tình trạng mờ mắt hoặc nhìn thấy quầng sáng đa sắc như cầu vồng xung quanh ánh đèn. Từ đó dẫn đến tăng nhãn áp cấp tính xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như:
- Đau nhức mắt dữ dội, hoặc đau như châm chích quanh mắt.
- Đau nửa đầu cùng một bên mắt.
- Nhìn mờ, đỏ mắt.
- Buồn nôn và ói mửa.
Triệu chứng của cườm nước và cườm khô
Cách điều trị cườm nước và cườm khô
Cườm khô
Khi mắc bệnh cườm khô, phẫu thuật là phương pháp duy nhất giúp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Nếu bệnh này làm cản trở đến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân, hoặc làm ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh khác thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật mắt. Nhưng đối với giai đoạn đầu phát hiện thì biện pháp tốt nhất giúp cải thiện tạm thời tình trạng mờ mắt, khó chịu do bệnh lý gây ra như:
- Thay kính mắt, đeo kính râm khi ra nắng.
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
- Sử dùng một số loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ giúp chậm tiến triển các triệu chứng bệnh.
Cườm nước
Bên cạnh đó, để điều trị bệnh cườm nước nhằm là giảm áp lực trong mắt và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt. Nếu không tác dụng hoặc cần điều trị nâng cao thì phải kết hợp cùng các loại thuốc làm giảm áp lực nội nhãn, có thể là dạng nhỏ hoặc dạng uống.
Tóm lại, với những thông tin này có thể giúp bạn phân biệt được về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cườm nước và cườm khô để không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác. Vì vậy hãy thường xuyên thăm khám mắt để có thể phát hiện kịp thời và ngăn chặn chúng.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp