Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tìm hiểu về bệnh lý tăng nhãn áp góc đóng là gì, từ đó biết được những dấu hiệu cũng như triệu chứng để có thể ngăn ngừa kịp thời, không để bệnh tiến triển làm ảnh hưởng xấu cho đôi mắt của chính mình.
Hiện nay, bệnh tăng nhãn áp không phải là một loại bệnh hiểm nghèo, nhưng nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những tổn thương cho dây thần kinh thị giác, tăng khả năng mù mắt rất cao. Bệnh lý này được chia thành nhiều loại như tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ phát. Bài viết sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp góc đóng là gì nhé!
Tăng nhãn áp góc đóng là một loại bệnh khá nghiêm trọng khi áp lực bên trong mắt tăng lên đột ngột và dòng thủy dịch bị chặn không chảy ra bên ngoài được. Bệnh này cần được điều trị nhanh chóng ,nếu không có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Tăng nhãn áp góc đóng ít phổ biến hơn tăng nhãn áp góc mở.
Dấu hiệu của tăng nhán áp góc đóng thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh chóng như đau mắt, đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn mửa, tầm nhìn rất mờ và mơ hồ, đục giác mạc, mắt nhìn thấy cầu vồng hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn, đỏ ở phần tròng trắng mắt, đồng tử có kích thước khác nhau, mất thị lực đột ngột,...
Thủy dịch trong mắt sẽ được dẫn lưu ra ngoài thông qua một hệ thống các kênh nhỏ, các kênh này có trong lưới mô giữa mống mắt và lớp giác mạc. Khi đó, cả hai phần này dịch chuyển đến gần nhau tạo thành một góc đóng ở giữa. Tăng nhãn áp góc đóng xảy ra khi các kênh dẫn lưu thủy dịch bị chặn lại hoàn toàn, gây áp lực tích tụ dần trong mắt, có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác.
Bên cạnh đó, bạn có thể bị tăng nhãn áp góc đóng đột ngột khi đồng tử giãn ra lúc bước vào một căn phòng tối, khi nhỏ thuốc làm giãn đồng tử, đang phấn khích hoặc căng thẳng hoặc đang uống thuốc như chống trầm cảm, thuốc cảm hoặc thuốc dị ứng.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng có khả năng gây ra tình trạng tăng nhãn áp góc đóng như đục thể tinh thể, lệch tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường, thiếu máu cục bộ tại mắt, viêm màng bồ đào, khối u ở mắt,…
Ngoài ra những người có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh, người có tật viễn thị từ 55 tuổi đến 65 tuổi. Đặc biệt phụ nữ có khả năng mắc bệnh lý này cao hơn so với nam.
Nếu cảm thấy nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng, hãy đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra mắt. Sau đó, bạn sẽ được tiến hành thử nghiệm và tìm kiếm nguyên nhân bằng các phương pháp sau:
Nội soi nhãn khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một thấu kính với một đèn khe để nhìn vào bên trong mắt, chiếu một chùm ánh sáng để kiểm tra góc giữa mống mắt và giác mạc, từ đó có thể đánh giá xem thủy dịch được dẫn lưu hiện tại ra sao.
Đo nhãn áp: Với cách đo nhãn áp này, bác sĩ sẽ sử dụng đến dụng cụ đo áp lực bên trong mắt để kiểm tra xem có bị tăng nhãn áp không.
Soi đáy mắt: Sử dụng một thiết bị chiếu sáng nhỏ để kiểm tra xem các dây thần kinh thị giác có bị tổn thương không.
Việc cần làm trong điều trị cơn đau do tăng nhãn áp góc đóng là loại bỏ bớt những áp lực bên trong mắt. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt làm co đồng tử lại hoặc thuốc làm giảm tiết thủy dịch.
Khi áp lực trong mắt đã được giảm xuống, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt, còn được gọi là cắt mống mắt chu biên. Mục đích của hành động này là giúp cho dòng chảy của thủy dịch bình thường trở lại chỉ sau vài phút thực hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để kéo các cạnh mống mắt ra xa hệ thống kênh dẫn lưu thủy dịch. Phương pháp này còn được gọi là mở mống mắt chu biên.
Nếu như mắt bạn đã bị đục thể tinh thể thì bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc tiến hành phẫu thuật để thay thế thủy tinh thể. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể thực hiện khi mắt bạn đang bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính.
Bệnh nhân thường bị tăng nhãn áp góc đóng kịp thời sau khi thực hiện các thủ thuật trên mống mắt. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhãn áp lại sau một giờ thực hiện. Những ngày tiếp theo, họ vẫn phải tiếp tục kiểm tra mắt và đo lại nhãn áp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải sử dụng kèm theo các thuốc điều trị tăng nhãn áp góc đóng trong 1 - 2 ngày sau khi phẫu thuật xong. Và ngưng dùng sau đó để giảm bớt các phản ứng viêm có thể xảy ra.
Như vậy, những chia sẻ bổ ích này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng nhãn áp góc đóng là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ là một kiến thức để bạn có thể phòng ngừa cũng như phát hiện những dấu hiệu của bệnh sớm, từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu cho đôi mắt.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.