Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường

Ngày 18/05/2020
Kích thước chữ

Hều hết mọi người đều từng trải qua nỗi khó chịu của việc bị chảy nước mũi, mà dân gian hay gọi là sổ mũi. Đó là triệu chứng của bệnh viêm mũi. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng rằng có nhiều loại viêm mũi.

Vậy, bạn có biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác nhau thế nào và việc điều trị của những loại viêm mũi này thế nào không?

Đặc điểm của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ đa phần xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh tùy thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, cách điều trị viêm mũi dị ứng còn tùy thuộc mức độ bệnh và tiến triển thành mãn tính hay chưa. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như sau:

  • Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục.
  • Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã.
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa.
  • Những đợt hắt hơi chảy kèm nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm lúc vừa tỉnh dậy, đến trưa tối lại dịu đi.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường 1Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ đa phần xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc nóng, nóng ẩm.

Nếu không được chữa trị, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Đối với viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, biểu hiện cũng giống như loại có chu kỳ. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết. Cơn viêm mũi không xảy ra đột ngột, mà chỉ có dấu hiệu hắt hơi vài cái, nhưng tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn trong khoảng thời gian giữa hai cơn liên tiếp.

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó, tình trạng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, có khả năng dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (những triệu chứng viêm mũi dị ứng này khá giống với viêm xoang, dễ gây nhầm lẫn). Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do bị nghẹt mũi.

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính cũng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc cần phải cấp cứu, nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

Hơn nữa, do bị nghẹt mũi cho nên người bệnh đa phần phải thở bằng miệng, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, rất có thể sẽ dẫn tới bệnh hen suyễn. Người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính cần được chữa trị, nếu không sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó chịu, lo lắng và đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường

Viêm mũi dị ứng

Tiền sử: Bệnh nhân đã có tiền sử liên quan đến dị ứng.

Nguyên nhân: Do cơ chế phản ứng của cơ thể đối với các dị nguyên xâm nhập cơ thể làm giải phóng histamin quá mức, gây ra phản ứng quá mẫn (dị ứng).

Tác nhân gây bệnh:

  • Bên ngoài: Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất…
  • Bên trong: Chủ yếu do cơ địa dị ứng, đôi khi do chuyển hóa độc tố của vi khuẩn gây viêm amidan.

Triệu chứng: Nhanh, đột ngột, với các dấu hiệu điển hình như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi. Có thể gặp các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng đi kèm.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường 2Viêm mũi dị ứng xảy ra rất nhanh và đột ngột gây hắt hơi liên tục, rồi sổ  mũi, ngứa mũi.

Xét nghiệm: Lượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng.
  • Dùng thuốc kháng histamine dạng xịt hoặc uống để giảm nhẹ triệu chứng thể nhẹ và vừa.
  • Dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi có vai trò quan trọng trong kiểm soát viêm do dị ứng tại mũi, góp phần kiểm soát ổn định bệnh.
  • Thuốc xịt mũi khác: Sử dụng tại chỗ để khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng như thuốc co mạch, dung dịch vệ sinh rửa mũi.

Viêm mũi bình thường

Đây là bệnh rất rất thường gặp, mà chúng ta hay gọi là sổ mũi do cảm lạnh. Tên chính xác của nó là “nhiễm siêu vi đường hô hấp trên”.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường 3Viêm mũi bình thường là tình trạng nhiễm siêu vi đường hô hấp trên.

Tiền sử: Bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường hô hấp.

Nguyên nhân - Cơ chế: Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus…Viêm mũi không do vi khuẩn: Thường gặp nhất là viêm mũi vận mạch, chủ yếu do sự mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm cùng với phó giao cảm.

Triệu chứng:Không đột ngột, hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Bệnh nhân mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh. Các cơn ho khan kéo dài thường xuất hiện trễ hơn các dấu hiệu trên.

Xét nghiệm:Có rất ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil).

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

  • Viêm mũi vận mạch (không do nhiễm khuẩn): Thường sử dụng các thuốc cường giao cảm, hoặc ức chế phó giao cảm. Để chữa trị triệt để, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt dây thần kinh ở hố chân bướm hàm trong hốc mũi.
  • Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh thích hợp tùy vào nguyên nhân.
  •  Có thể kèm thêm thuốc xịt mũi để giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi không do dị ứng.

>>> Xem ngay:

  • Thuốc Aerius 0.5mg/ml - giảm nhanh các triệu chứng đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sung huyết, nghẹt mũi hay ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng và ho.
  • Thuốc Lexvotenes-S 0.5mg/ml - điều trị các trường hợp dị ứng nhưviêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính,.. của từ thương hiệu Han Quốc

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin