Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cho đến thời điểm hiện tại, cơ chế cơ bản của quá trình hít vào và thở ra đã được nghiên cứu đầy đủ. Trong đó, phản xạ Hering Breuer đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phồng lên quá mức của phổi khi hít vào. Đồng thời, nó cũng là một tín hiệu điều hòa có khả năng điều chỉnh lưu lượng không khí, tăng hoặc giảm theo nhu cầu cụ thể của mỗi người.
Trong nội dung bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của phản xạ Hering Breuer trong việc duy trì sự ổn định của hệ hô hấp. Đồng thời, khám phá những tác động liên quan đến phản xạ Hering Breuer một cách chi tiết. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết bạn nhé!
Ngoài các hệ thống thần kinh ổn định hô hấp tại thân não, tín hiệu thần kinh cảm giác từ phổi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa hệ hô hấp. Một thành phần quan trọng của hệ thống này nằm ở phần cơ của thành phế quản và phế nang trong phổi, nơi có các thụ thể cảm nhận (stretch receptors). Các thụ thể này truyền tín hiệu qua dây X đến nhóm neuron hô hấp ở lưng khi phổi trở nên quá căng. Khi các receptor cảm nhận căng được kích hoạt do phổi căng quá mức, chúng tạo ra tín hiệu tương tự như tín hiệu từ trung tâm điều hòa việc thở. Cơ chế này gọi là là phản xạ Hering Breuer, dựa vào nguyên lý điều hòa ngược để ngăn chặn hít vào thêm khi phổi quá căng.
Phản xạ Hering Breuer không chỉ đóng vai trò trong việc bảo vệ phổi khỏi sự căng quá mức mà còn tham gia vào việc tăng tốc độ thở, tương tự như cách trung tâm điều hòa thở hoạt động.
Ở người, phản xạ Hering Breuer thường không được kích hoạt cho đến khi dung tích sống của phổi tăng lên hơn 3 lần so với bình thường (>≈1.5 l/nhịp). Do đó, phản xạ này chủ yếu đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ, ngăn chặn phổi khỏi việc căng quá mức, là một thành phần quan trọng trong quá trình điều hòa thông khí hàng ngày.
Thông thường, CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp hô hấp cơ bản. Sự giảm CO2 xuống mức thấp có thể dẫn đến ngừng thở, trong trường hợp này, việc cấp cứu bằng hỗn hợp carbogen (95% O2 và 5% CO2) được coi là hiệu quả hơn so với việc sử dụng O2 nguyên chất.
Sự tăng nồng độ của khí CO2 kích thích đến quá trình hô hấp. Cơ chế này thường diễn ra thông qua các tác động gián tiếp, bao gồm sự gia tăng H+ vào vùng cảm ứng hóa học ở trung tâm hô hấp. Ngoài ra, CO2 cũng ảnh hưởng đến các receptor nhận cảm hóa học tại xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ, gây kích thích phản xạ tăng hô hấp.
Ở trẻ sơ sinh, do tuần hoàn nhau thai mới bị cắt, cơ thể chưa thể loại bỏ CO2 một cách hiệu quả, việc tăng CO2 trong máu kích thích trung tâm hô hấp hít vào và gây ra tiếng khóc chào đời.
Khi nồng độ O2 giảm xuống dưới 60 mmHg, kích thích các thụ cảm hóa học tại động mạch cảnh và quai động mạch chủ, làm tăng sự nhạy cảm của trung tâm hô hấp với CO2, dẫn đến tăng cả tần số và biên độ của quá trình thở.
Áp lực tăng tại quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tác động đến các thụ thể (receptor) cảm nhận áp suất ở đó, dẫn đến giảm hoạt động của hệ thống hô hấp và ngược lại.
Khi kích thích nhẹ trên dây thần kinh cảm giác nông có thể kích thích quá trình thở sâu, trong khi kích thích mạnh có thể gây ra hiện tượng ngừng thở.
Bất kỳ hoạt động nào, kể cả chủ động hay thụ động trong việc di chuyển khớp đều có thể tăng cường quá trình hô hấp thông qua việc kích thích các sợi cảm giác từ gân và cơ, góp phần tăng cường lưu lượng không khí giúp vận động các cơ.
Phản xạ Hering Breuer: Khi hít vào, các phế nang và tiểu phế quản mở rộng, kích thích các đầu cảm thụ sức căng của dây X bên trong phổi, tạo ra tín hiệu ức chế truyền về trung tâm điều khiển hít vào. Khả năng ức chế tăng lên theo mức độ hít vào, đến mức trung tâm điều khiển hít vào bị ức chế hoàn toàn. Lúc này, các cơ hít vào giãn ra, phổi co lại, không còn kích thích các đầu dây X nữa và trung tâm điều khiển hít vào được kích hoạt lại.
Chức năng chủ yếu của phản xạ này là bảo vệ phổi khỏi việc phồng lên quá mức và ít có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhịp thở cơ bản.
Sự gia tăng thân nhiệt có thể kích thích trung tâm hô hấp, gây tăng tần suất của quá trình hô hấp. Bên cạnh đó, trung tâm nuốt có thể ức chế quá trình hô hấp khi nuốt để thức ăn không đi vào đường hô hấp.
Vỏ não và một số trung tâm cấp cao khác qua đường thần kinh vỏ não - tủy sống cũng có tác động kiểm soát hoạt động của cơ hô hấp. Thay đổi cảm xúc thông qua hệ limbic cũng có thể làm thay đổi nhịp hô hấp. Tuy nhiên, tác động này chỉ xuất hiện và duy trì trong một phạm vi giới hạn.
Ngoài các cơ chế điều hoà và bảo vệ hệ hô hấp của cơ thể như phản xạ Hering–Breuer, để có một hệ hô hấp khỏe mạnh, việc chăm sóc từ bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng:
Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về phản xạ Hering Breuer. Phản xạ này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự căng quá mức của phổi. Mặc dù chủ yếu có tác dụng trong việc ngăn chặn phồng lên quá mức, tuy nhiên ít có tác động đến việc điều chỉnh nhịp thở cơ bản trong quá trình hô hấp hằng ngày. Mặc dù cơ thể đã có cơ chế điều hoà tự bảo vệ, bản thân mỗi người cũng cần chú ý chăm sóc để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.