Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là tình trạng khá thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng hô hấp trên và triệu chứng sẽ khác nhau ở từng bệnh. Trong phạm vi bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.
Đường hô hấp trên của con người vì tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây nhiễm trùng nên dễ gặp tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vậy nhiễm trùng hô hấp trên gồm những bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng thế nào? Tất cả những thắc mắc liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ được làm rõ ngay trong bài viết này!
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang, cổ họng, vòm họng, thanh quản và khí quản. Phần còn lại của hệ hô hấp thuộc đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hay nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng các cơ quan trên bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus tấn công. Nhiễm trùng hô hấp trên sẽ gây là các triệu chứng khác nhau với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Có thể kể đến những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở đường hô hấp trên như:
Bệnh thường do virus (thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus) xâm nhập và tấn công lớp niêm mạc mũi hoặc họng. Bệnh gây ra các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,... ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên. Bệnh cảm lạnh thường gặp nhất vào mùa đông.
Viêm họng có thể là triệu chứng của một nhiễm trùng hô hấp khác như viêm thanh quản, cảm lạnh,… Tuy nhiên, đây cũng có thể là do nhiễm trùng xuất phát từ vị trí niêm mạc họng và hầu. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên này gây cảm giác đau rát ở cổ họng, nhất là khi nuốt hoặc nói to. Có trường hợp viêm họng tự khỏi và cũng có trường hợp bệnh nặng hơn và diễn tiến thành viêm amidan.
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong các hốc xoang bị nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy, phù nề và tiết nhiều dịch nhờn hơn bình thường. “Thủ phạm” gây bệnh viêm xoang có thể là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các nguyên nhân khác như biến chứng tai nạn, dị tật lệch vách ngăn mũi bẩm sinh,…
Viêm xoang đi kèm các triệu chứng xoang và mũi tiết nhiều dịch nhầy, nghẹt mũi, khó thở, đau đầu, đau nặng các xoang và vùng đầu mặt,… Bệnh viêm xoang có 2 dạng gồm viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.
Thanh quản là cơ quan có chức năng quan trọng trong việc phát âm và thở. Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc sử dụng giọng nói quá mức hoặc do virus. Triệu chứng điển hình của bệnh là khàn tiếng và âm lượng tiếng nói giảm.
Viêm mũi gồm hai loại là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không gây dị ứng. Đây là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị nhiễm trùng, tiết nhiều dịch mũi gây triệu chứng chảy nhiều nước mũi và nghẹt mũi.
Tùy nguyên nhân gây bệnh, người bị viêm mũi còn có các triệu chứng như: Ngứa mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác tạm thời. Viêm mũi cũng là dạng viêm đường hô hấp trên khá thường gặp ở người Việt.
Mỗi một dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên lại đi kèm những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức đề kháng của người bệnh, cách điều trị và thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết nhiễm trùng ở đường hô hấp trên đều có những triệu chứng chung như:
Dịch mũi là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng do virus, dịch mũi sẽ loãng, trong, chảy nhiều, không có mùi hôi, không có mủ. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng do vi khuẩn, dịch chảy ra sẽ đặc, màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi. Vì dịch đặc khó dẫn lưu và làm sạch nên gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Dịch mũi khi chảy xuống họng sẽ kích thích gây ho. Nguyên nhân gây ho cũng có thể do các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công trực tiếp vào vùng hầu họng. Người bệnh có thể ho thành cơn hoặc không, ho có đờm hoặc ho khan tùy từng loại nhiễm trùng và tình trạng nhiễm trùng.
Người có nhiễm trùng đường hô hấp trên có thân nhiệt cao hơn bình thường, từ hơn 38 độ đến 40 độ. Nhiều trẻ nhỏ bị sốt rất cao và cơn sốt lặp lại liên tục cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát. Sốt cao kéo dài có thể gây phát ban, mất nước, mê man, mệt mỏi, co giật,… nếu không được kiểm soát kịp thời.
Trẻ bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa vì nhiều nguyên nhân:
Khó thở có thể do người bệnh bị nghẹt mũi hoặc do viêm nhiễm nặng. Trong trường hợp người bệnh có sức đề kháng kém, trình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát tốt, triệu chứng khó thở sẽ xuất hiện. Khi bệnh nhân khó thở tức là nhiễm trùng đã diễn ra mức độ nặng và cần điều trị ngay lập tức.
Các tác nhân gây nhiễm trùng tấn công niêm mạc hầu họng gây phù nề, viêm nhiễm, tổn thương. Vì thế người bệnh sẽ có cảm giác đau rát họng, ngứa họng ho nhiều, khó nuốt, đau khi nói chuyện.
Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh nên làm ngay những việc sau để kiểm soát triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng:
Vi khuẩn, virus gây các bệnh đường hô hấp trên trú ngụ nhiều trong mũi, họng. Vì vậy, ngoài đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, người bệnh cần học cách vệ sinh mũi đúng kỹ thuật. Việc này vừa giúp loại bỏ bớt tác nhân gây nhiễm trùng, vừa giúp thông thoáng đường thở nên giảm được các triệu chứng nghẹt thở hay dịch mũi chảy xuống họng gây viêm đau họng.
Thời tiết chuyển mùa hay do người bệnh di chuyển đột ngột từ môi trường nóng nắng vào môi trường điều hòa khiến thân nhiệt bị thay đổi đột ngột. Điều này khiến hệ miễn dịch suy yếu và các tác nhân gây bệnh có điều kiện thuận lợi để bùng phát.
Vì vậy, vào mùa đông người bệnh cần tăng cường giữ ấm. Vào mùa nóng, người bệnh nên học cách nằm điều hòa đúng cách. Đảm bảo các nguyên tắc này, nhiễm trùng hô hấp trên sẽ nhanh khỏi và hạn chế tái lại.
Khi cơ thể mệt mỏi, người bệnh sẽ trong trạng thái chán ăn, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tăng cường miễn dịch, nhiễm trùng nhanh chóng được đẩy lùi. Người đang ốm mệt có thể ăn các món ăn mềm, đồ ăn nước, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên nếu có các triệu chứng sốt cao không hạ, khó thở, giảm oxy máu, mệt lả, lú lẫn, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nhiễm trùng hô hấp dưới và nhiều biến chứng khó lường khác.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.