Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị khối phình mạch máu AVF nhiễm trùng, bệnh nhân cần được điều trị bằng cách trải qua cuộc phẫu thuật AVF. Cuộc phẫu thuật này diễn ra như thế nào? Khi nào cần phải làm AVF? Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin qua bài viết này.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo là một bước điều trị vô cùng quan trọng, quyết định sinh tử. Trước bước lọc máu chạy thận, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật AVF để tạo cầu nối động - tĩnh mạch. Bản thân cầu nối AVF là dạng tuần hoàn không bình thường. Người bệnh có thể gặp một số bất thường trong điều trị.
Một kết nối bất thường giữa động và tĩnh mạch được gọi là lỗ rò động mạch (AV). Ở tình trạng thông thường, máu sẽ đi từ động mạch qua mao mạch đến các tĩnh mạch. Dinh dưỡng và oxy trong máu sẽ di chuyển từ mao mạch đến các mô trong cơ thể. Nếu xuất hiện lỗ rò động mạch AV, máu sẽ trực tiếp chảy từ động mạch vào tĩnh mạch mà không cần thông qua một số mao mạch. Những lỗ rò động mạch này thường được tạo ra bởi phẫu thuật dùng để lọc máu ở các bệnh nhân bị thận giai đoạn cuối.
Trước khi tiến hành lọc thận nhân tạo, các bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật AVF. Đây là cuộc phẫu thuật nhằm tạo cầu nối động - tĩnh mạch (AVF: Arteriovenous fistula tion).
Cầu nối AVF có cấu trúc cơ bản gồm:
Phẫu thuật AVF hay còn gọi là phẫu thuật tạo cầu nối thông động - tĩnh mạch tự thân. Các bác sĩ sẽ tiến hành nối trực tiếp một động mạch với tĩnh mạch ở cánh tay của bệnh nhân. Điều này sẽ hình thành mạch máu lớn có lưu lượng máu lớn hơn, cung cấp đường vào mạch máu, phục vụ cho mục đích chạy thận nhân tạo.
Đường vào mạch máu động - tĩnh mạch này còn có tên gọi khác là cầu tay hay cầu nối AVF. Do đó, cuộc phẫu thuật này được nhiều người gọi là mổ cầu tay chạy thận. Phẫu thuật AVF khá quan trọng, bởi điều kiện tiên quyết cho chạy thận nhân tạo là đường vào mạch máu phải tốt và đủ lớn.
Sau phẫu thuật cầu nối AVF, nó cần một thời gian để phát triển đạt kích thước cần thiết thì mới có thể sử dụng. Sau phẫu thuật 1 tuần, vết mổ lành thì bệnh nhân được cắt chỉ. Sau thời gian này 2 - 4 tháng thì cầu nối AVF mới được dùng để chạy thận. Chính vì thế, bệnh nhân cần làm phẫu thuật tạo cầu nối thông động - tĩnh mạch tự thân trước khi chạy thận 2 - 4 tháng.
Các ưu điểm của cuộc phẫu thuật AVF nối thông động – tĩnh mạch tự thân là:
Song song đó, phẫu thuật tạo cầu nối thông động - tĩnh mạch tự thân còn có một nhược điểm là AVF cần mất nhiều thời gian để phát triển đạt đến kích thước có thể dùng cho chạy thận. Do đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật khi mạch máu khỏe mạnh, đủ lớn, chưa cần chạy thận ngay lập tức. Tuy vậy, trong trường hợp người bệnh cần lọc máu sớm thì bác sĩ vẫn có thể đề nghị làm phẫu thuật tạo cầu nối AVF để điều trị được lâu dài.
Một rủi ro có thể xảy ra khi làm phẫu thuật tạo cầu nối thông động - tĩnh mạch tự thân chính là bị hẹp tắc cầu nối AVF.
Nguyên nhân là vì đây là cầu nối nhân tạo, không phải cấu trúc mạch máu tuần hoàn bình thường. Bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề bất thường như:
Hẹp tắc cầu nối AVF là bệnh lý thường gặp. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do xơ hóa thành mạch, quá sản nội mạc, xơ vữa động mạch, huyết khối bám thành. Những nguyên nhân này có thể hình thành trên cả động mạch đến và tĩnh mạch dẫn lưu.
Nếu một cầu nối AVF bị hẹp tắc và không đảm bảo chu trình chạy thận lọc máu, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật tạo cầu nối ở vị trí khác. Mặc dù vậy, tạo càng nhiều cầu nối đồng nghĩa với việc vòng tuần hoàn bệnh lý xuất hiện càng nhiều. Bệnh nhân càng dễ tổn thương, gặp nhiều biến chứng, nhất là ở mô mềm.
Do vậy, các biện pháp kéo dài tuổi thọ cầu nối là lựa chọn phổ biến hiện nay. Một trong các biện pháp điều trị tái thông cầu nối là nong tạo hình lòng mạch.
Các bước thực hiện nong tạo hình lòng mạch như sau:
Phẫu thuật nối thông động - tĩnh mạch tự thân là lựa chọn tốt nhân trọng các phương pháp tạo đường vào mạch máu. Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phẫu thuật AVF. Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tối đa gặp phải bất thường nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...