Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phẫu thuật Whipple hay còn gọi là phẫu thuật khối tá tụy còn khá xa lạ với nhiều người. Đây là một ca phẫu thuật tương đối khó, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và kỹ năng cao với các bước thực hiện phức tạp.
Phẫu thuật Whipple hay còn được gọi là phẫu thuật khối tá tụy bởi nó thường được thực hiện để cắt khối u đầu tụy hoặc điều trị chấn thương tụy, tá tràng, viêm tụy mạn. Vậy cụ thể phẫu thuật Whipple sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Như đã đề cập ở phần trên, phẫu thuật Whipple là cuộc phẫu thuật được thực hiện khi cần cắt bỏ đầu tụy, một đoạn thấp của ống mật chủ, túi mật, tá tràng và đôi khi là một phần của dạ dày. Các cấu trúc nối giữa ruột với tụy và ống mật sẽ được phục hồi để dịch tiêu hóa được tiết trở lại vào ruột sau khi thực hiện cắt bỏ. Phẫu thuật này cũng được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị tá tràng, chấn thương tụy và viêm tụy mạn.
Đây là ca phẫu thuật thực sự phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cao bởi giải phẫu định khu tại chỗ và kết hợp với sự thâm nhiễm của tổ chức ung thư tới các tạng lân cận và nhất là các bó mạch trong đó có bó mạch mạc treo tràng trên. Các miệng nối tụy - ruột, mật - ruột sau mổ có tỷ lệ tai biến và biến chứng cao (lên tới 20 - 30%) và tỷ lệ tử vong sau khi mổ cũng cao (khoảng 5 - 7%). Đặc biệt các bệnh lý ung thư vùng đầu tụy sau khi thực hiện phẫu thuật sống sau 5 năm còn khá thấp (chỉ khoảng 10 - 15 %) nên khiến cho các bác sĩ, phẫu thuật viên còn khá e ngại khi thực hiện ca phẫu thuật này.
Phẫu thuật Whipple sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân trong tình trạng sau:
Người bệnh cần lưu ý rằng, phẫu thuật Whipple không được chỉ định với các bệnh nhân có khối u di căn đến ổ bụng và các cơ quan lân cận như phúc mạc, gan. Phẫu thuật cũng sẽ không được thực hiện nếu như có sự xâm lấn các mạch máu lớn.
Phẫu thuật Whipple có tất cả là 8 bước và cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành như sau:
Các bệnh nhân có khối u lành tính hay ung thư tuyến tụy nhẹ sẽ được chỉ định phẫu thuật khối tá tụy. Sau khi thực hiện phẫu thuật, tỷ lệ sống trong 5 năm là 20%, tỷ lệ này lên đến 40% ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy không bị di căn vào các hạch bạch huyết. Để tăng thêm tỷ lệ sống, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp xạ trị hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, hai phương pháp xạ trị và hóa trị không được khuyến cáo để điều trị đối với những bệnh nhân bị u thần kinh nội tiết tuyến tụy, u tụy lành tính.
Ca phẫu thuật nào cũng có thể để lại biến chứng và phẫu thuật Whipple cũng không ngoại lệ, người bệnh có thể sẽ gặp một vài các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm:
Trên đây là một vài thông tin về phẫu thuật Whipple mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Đây là ca phẫu thuật tương đối khó, phức tạp. Mong rằng qua đây bạn đã có thêm những thông tin, kiến thức thật bổ ích về ca phẫu thuật này.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.