Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?

Ngày 05/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phù bạch mạch là hiện tượng cánh tay, bàn tay, khu vực vú hoặc ngực to lên do tích tụ dịch bạch huyết trong các mô bề mặt của cơ thể.

Phù bạch mạch có thể xảy ra do tổn thương hệ bạch huyết, ví dụ do phẫu thuật hoặc xạ trị vào hạch bạch huyết dưới cánh tay (hố nách) hay các khu vực xung quanh. Phù bạch mạch có thể là tác dụng phụ của ung thư vú hoặc điều trị ung thư vú.

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?

Phù bạch mạch có thể xuất hiện ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên, có thể cũng xảy ra nhiều năm sau đó hoặc có thể bị kích hoạt bởi một nhiễm trùng, tổn thương vào cánh tay, bàn tay, khu vực vú hay ngực. Phù bạch mạch là tình trạng dài hạn, nghĩa là một khi đã xảy ra thì chỉ có thể kiểm soát được hiện tượng nhưng gần như không khỏi hẳn hoàn toàn. Bệnh ảnh hưởng đến bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau.

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?1 Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?

Triệu chứng phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát

Triệu chứng phổ biến nhất là sưng cánh tay, có thể gồm cả bàn tay và các ngón tay. Da cảm thấy bị kéo căng ra, làm khó cử động cánh tay. Hiện tượng sưng cũng có thể ảnh hưởng tới vú, ngực, vai và khu vực lưng phía sau hố nách. Một số người cảm thấy cánh tay bị thít chặt mà cánh tay không xuất hiện hiện tượng sưng, có thể cảm thấy nặng và không dễ chịu ở cánh tay.

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?2 Triệu chứng phù bạch mạch phổ biến nhất là sưng cánh tay, có thể gồm cả bàn tay và các ngón tay

Ai có nguy cơ mắc phù bạch mạch?

Bất kỳ ai được phẫu thuật hoặc xạ trị như là một phần của điều trị ung thư vú có thể phát triển bệnh phù bạch mạch vào lúc nào đó trong cuộc đời họ. Tuy nhiên chỉ cánh tay, bàn tay, ngón tay, vú và thành ngực bên mổ là “có nguy cơ”.

Những người được sinh thiết hạch gác ít có nguy cơ phát triển phù bạch mạch hơn so với những người được phẫu thuật cùng với việc vét nhiều hạch bạch huyết. Phần lớn những người bị phù bạch mạch sau ung thư vú và điều trị ung thư vú chỉ có các triệu chứng từ nhẹ tới trung bình. Dưới đây là những bệnh nhân có nguy cơ mắc phù bạch mạch:

  • Bằng chứng gợi ý rằng thừa cân có thể tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch do có thêm sức ép lên hệ bạch huyết đã bị tổn thương.
  • Nhiễm trùng vết thương, vặn cơ (cấu trúc cơ vặn giống như dây thừng dưới da ở cánh tay gây đau và hạn chế cử động) hoặc tụ dịch (tích tụ dịch dưới da gần vết sẹo mổ) sau phẫu thuật vú làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển phù bạch mạch trong tương lai.
  • Xạ trị là một yếu tố nguy cơ bổ sung cho những người đã phẫu thuật hạch bạch huyết.
Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?3 Thừa cân có thể tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch do có thêm sức ép lên hệ bạch huyết đã bị tổn thương

Có thể giảm nguy cơ phát triển phù bạch mạch như thế nào?

Hầu hết mọi người đã được vét hạch bạch huyết dưới cánh tay không bị phù bạch mạch. Trong khi không biết chính xác nguyên nhân gây phù bạch mạch thì tổn thương tới da hoặc vết thương ở cánh tay bên mổ có thể dẫn tới viêm mô tế bào (một dạng nhiễm trùng da và các mô phía dưới) có thể làm tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch. Mặc dù, có bằng chứng khoa học hạn chế giúp giảm nguy cơ phù bạch mạch một cách tốt nhất, các mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn:

  • Cố gắng sử dụng tay một cách bình thường. Tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội là điều quan trọng giúp thoát dịch và sẽ giữ cho các khớp mềm mại.
  • Chăm sóc da trên cánh tay. Rửa cánh tay hàng ngày và tránh dùng nước quá lạnh, quá nóng hoặc xà phòng làm khô da. Lau khô hoàn toàn cánh tay, bàn tay và sử dụng kem giữ ẩm không mùi để giữ cho da mềm, ẩm.
  • Cố gắng tránh làm đứt da, xước, côn trùng cắn trên cánh tay hoặc bàn tay. Đeo găng tay bảo vệ khi làm vườn hoặc rửa bát đĩa và cẩn thận khi may vá. Sử dụng chất chống côn trùng khi thích hợp. Nếu da bạn bị tổn thương thì hãy xử lý thật nhanh, rửa sạch tay và bôi thuốc kháng sinh.
  • Tránh cắn móng tay. Sử dụng giũa móng tay và cẩn thận tránh làm tổn thương biểu bì khi cắt móng tay chân, vì làm tổn thương biểu bì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào và gây nhiễm trùng.
  • Tránh bị cháy nắng. Sử dụng kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao và nhớ là bôi kem chống nắng đều ngay cả khi mặc quần áo do bạn có thể bị cháy nắng kể cả khi mặc quần áo.
  • Cẩn thận khi cạo lông nách – dao cạo điện hoặc kem tẩy lông là an toàn nhất do chúng ít khả năng làm tổn thương da (nếu sử dụng kem tẩy lông, thì hãy sử dụng thận trọng sau khi thử dị ứng).
  • Tránh ép chặt xung quanh cánh tay và hố nách do mặc áo ngực chật, tay áo chật, đồ trang sức đeo chật hoặc đeo túi nặng trên vai.
  • Cố gắng không hoạt động mạnh với các hoạt động như là đẩy hoặc kéo, đào hố trong vườn hoặc nâng các vật nặng như là túi hàng.
  • Trong những chuyến bay dài, những chuyến đi tàu hỏa, xe ô tô hoặc xe buýt đường dài, cố gắng tập nhẹ nhàng cánh tay càng nhiều càng tốt. Nên đứng dậy và đi lại giúp máu huyết lưu thông.
  • Cố gắng duy trì cân nặng cơ thể lành mạnh bằng cách tập luyện đều đặn và tuân theo chế độ ăn cân bằng.

Xem thêm: Cần kiêng chất chống oxy hóa khi đang hóa trị ung thư vú

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?4 Tập thể dục nhẹ nhàng giúp thoát dịch và sẽ giữ cho các khớp mềm mại

Có nên tránh lấy máu ở tay để giảm nguy cơ phù bạch mạch không?

Trước kia có thông tin cần phòng ngừa bằng cách tránh lấy máu, tiêm hoặc đo huyết áp ở cánh tay bên mổ khi điều trị ung thư vú.

Bằng chứng gần đây cho thấy rằng: Các quy trình này có thể không làm tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch, miễn là chúng được thực hiện đúng và trong điều kiện sạch sẽ. Tuy nhiên bác sĩ có thể vẫn khuyến nghị thực hiện các điều phòng ngừa này để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đề nghị đọc quyển sách Giảm nguy cơ phù bạch mạch có nhiều thông tin cũng như có thêm các mẹo vặt để giảm nguy cơ. Nếu bạn đã mắc phù bạch mạch, bạn có thể đọc quyển sách "Sống với phù bạch mạch sau ung thư vú".

Phù bạch mạch sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát là gì?5 Có nên tránh lấy máu ở tay bên mổ để giảm nguy cơ phù bạch mạch không?

Phù bạch mạch – khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy có một trong các triệu chứng sau, hãy liên lạc với điều dưỡng hoặc bác sĩ ngay lập tức:

  • Sưng cánh tay, bàn tay, ngón tay, vú hoặc khu vực ngực.
  • Cảm giác bó chặt hoặc nặng ở bên mổ.

Nếu cánh tay, vú hoặc khu vực ngực bỗng nhiên trở nên đỏ, mềm và nóng với cảm giác sưng hoặc đỏ tăng lên, hoặc nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm, thì bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Các triệu chứng này cần được chú ý khẩn cấp và bạn có thể cần bắt đầu điều trị kháng sinh. Nếu bạn đã phát triển phù bạch mạch, thì bệnh đáp ứng điều trị tốt, có thể kiểm soát được và cải thiện trong hầu hết các trường hợp.

Đặc biệt nếu điều trị được bắt đầu khi triệu chứng còn nhẹ. Bị phù bạch mạch có thể gây cảm giác không dễ chịu và có thể ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày cũng như chơi thể thao. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới ngoại hình của bạn, sự tự tôn cũng như trở thành lời nhắc nhở không dứt về việc bạn mắc ung thư vú.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm