Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Phụ gia nhựa phổ biến có thể liên quan đến chứng tự kỷ và ADHD

Ngày 24/10/2023
Kích thước chữ

Nhựa là đồ dùng phổ biến trong mỗi hộ gia đình do chúng có giá thành rẻ và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, phụ gia nhựa được cho là có liên quan đến chứng tự kỷ và ADHD (chứng rối loạn tăng động giảm chú ý).

Khi tỷ lệ mắc chứng tự kỷ và ADHD tiếp tục gia tăng, các nhà nghiên cứu tin rằng một số yếu tố có thể thúc đẩy sự gia tăng đó. Một trong những yếu tố họ đang xem xét là yếu tố môi trường. Các nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng sinh hóa về mối liên hệ giữa BPA - một chất phụ gia nhựa phổ biến và sự phát triển của bệnh tự kỷ hoặc ADHD (chứng rối loạn tăng động giảm chú ý). Vậy mối liên hệ đó như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phụ gia nhựa là gì và nó có hại không?

Phụ gia nhựa là một hóa chất tổng hợp đã có từ những năm 1950 và được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonate. Những loại nhựa này đôi khi được sử dụng để sản xuất:

  • Chai nước;
  • Lon thực phẩm bằng kim loại;
  • Ống cấp nước;
  • Lens kính;
  • Các mặt hàng thực phẩm được đóng gói trong hộp nhựa;
  • Vật liệu nha khoa.

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện phụ gia nhựa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm vô sinh, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2 và ung thư.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã tìm thấy mối tương quan giữa việc phơi nhiễm phụ gia nhựa và sự phát triển não bộ của thai nhi và các vấn đề về hành vi ở trẻ em, bao gồm lo lắng, hiếu động thái quá, thiếu chú ý và trầm cảm.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phụ gia nhựa trong cơ thể gây ra các rối loạn thần kinh, bao gồm cả bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh Alzheimer và bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

Phụ gia nhựa phổ biến có thể liên quan đến chứng tự kỷ và ADHD 1
Phụ gia nhựa là một hóa chất tổng hợp để sản xuất nhựa polycarbonate

Phụ gia nhựa góp phần gây nên đến chứng tự kỷ và ADHD như thế nào?

Kết quả nghiên cứu

Một nghiên cứu mới được công bố trên Plos One, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y học nắn xương Rowan-Virtua và Đại học Rutgers-Trường Y New Jersey ở Newark, đã phân tích quá trình glucuronidation - một quá trình cơ thể sử dụng để loại bỏ độc tố khỏi máu qua nước tiểu.

Nghiên cứu có sự tham gia của ba nhóm trẻ em: 66 trẻ mắc chứng tự kỷ, 46 trẻ mắc ADHD và 37 trẻ có biểu hiện thần kinh.

Kết quả cho thấy trẻ mắc chứng ASD và ADHD thường bị giảm khả năng loại bỏ BPA và một hợp chất tương tự khác, được gọi là Diethylhexyl Phthalate (DEHP), khỏi cơ thể so với những đứa trẻ khác, do đó làm tăng khả năng tiếp xúc với BPA.

Phụ gia nhựa phổ biến có thể liên quan đến chứng tự kỷ và ADHD 2
Khi mẹ tiếp xúc với nhiều chất nhựa trong quá trình mang thai, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ và ADHD

Gây đột biến gen

Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với phụ gia nhựa có nguy cơ cao khiến thai nhi bị nhiễm phụ gia nhựa, từ đó làm biến đổi gen trong quá trình hình thành thai nhi. Các nhà nghiên cứu cho rằng đột biến gen ở một số cá nhân có nghĩa là BPA không thể được loại bỏ đúng mức cần thiết, nghĩa là chất này sẽ bám quanh cơ thể. Điều đó có khả năng gây ra thiệt hại về mặt phát triển và hoạt động của tế bào thần kinh.

Khả năng loại bỏ phụ gia nhựa kém

Ở một số người, khả năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể kém hơn so với những người khác. Theo đó, khi tần suất phơi nhiễm với phụ gia nhựa tăng lên, cơ thể không kịp thải bỏ chất độc, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc và chịu biến chứng do phụ gia nhựa gây ra.

Đặc biệt, ở trẻ đã có gen gây bệnh tự kỷ và ADHD tiềm ẩn, cơ thể không thể loại bỏ phụ gia nhựa và một hợp chất tương tự khác có tên Diethylhexyl Phthalate (DEHP) với hiệu quả cao như những đứa trẻ khác, có khả năng dẫn đến việc tiếp xúc lâu hơn với tác dụng độc hại của chúng.

Làm thế nào để giảm nguy cơ phơi nhiễm phụ gia nhựa?

Nếu bạn lo lắng về việc phơi nhiễm phụ gia nhựa do sử dụng đồ nhựa hàng ngày, bạn có thể thử các cách sau để giảm nguy cơ phơi nhiễm:

  • Chỉ sử dụng đồ nhựa có mã tái chế ở phía dưới.
  • Không dùng hộp đựng thức ăn bằng nhựa polycarbonate cho vào lò vi sóng. Polycarbonate rất chắc và bền, nhưng theo thời gian nó có thể bị hỏng do sử dụng quá nhiều ở nhiệt độ cao.
  • Giảm việc sử dụng thực phẩm đóng hộp.
  • Loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần sau khi đã sử dụng.
  • Khi có thể, hãy chọn hộp đựng bằng thủy tinh, sứ hoặc thép không gỉ, đặc biệt để đựng thức ăn hoặc chất lỏng nóng,
  • Sử dụng bình sữa không chứa phụ gia nhựa.
Phụ gia nhựa phổ biến có thể liên quan đến chứng tự kỷ và ADHD 3
Loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần sau khi đã sử dụng

Qua bài viết này, các bạn có thể thấy phụ gia nhựa gây nguy hại cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng phụ gia nhựa, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu việc phơi nhiễm phụ gia nhựa thông qua việc cắt giảm hoặc sử dụng đồ nhựa an toàn. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh cũng góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế khả năng phát triển bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.